【kq trận west ham】Hệ luỵ từ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:14:48 评论数:
(CMO) Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đối tượng chịu nhiều thiệt thòi vẫn là phụ nữ và trẻ em gái. Nạn tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống xảy ra sẽ khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội.
Trên thực tế, mọi phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ hoặc chịu ảnh hưởng bởi kết hôn trẻ em và tảo hôn. Hệ luỵ mà tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống gây ra có thể kể đến như: Nhiều đôi vợ chồng chưa thể sống tự lập vì tuổi còn quá trẻ, nhiều trường hợp dẫn đến ly hôn; Trẻ em sinh ra từ các đôi vợ chồng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thường ốm yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, mắc các dị tật…
Theo Ban Dân tộc tỉnh, thực trạng trên có nguyên nhân rất quan trọng từ sự can thiệp thiếu mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa được tổ chức thường xuyên tại ấp, khóm nên việc đưa thông tin pháp luật đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.
Trưởng phòng Tuyên truyền và Địa bàn (Ban Dân tộc tỉnh) Nguyễn Duy Trường chia sẻ, có nhiều lý do dẫn tới tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là thiếu hiểu biết về sức khoẻ sinh sản vị thành niên; Vẫn tồn tại nhiều phong tục tập quán, quan niệm lạc hậu, ảnh hưởng sâu trong nhận thức của người dân. Công tác tuyên truyền pháp luật tại địa phương còn hạn chế và hiệu quả chưa cao. Mặt khác, do tác động của những mặt trái trong đời sống hiện đại, các phương tiện thông tin phát triển mạnh, giới trẻ tiếp cận dễ dàng với các phim ảnh không lành mạnh, dẫn đến quan hệ tình dục sớm... Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đồng bào chưa nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Truyền thông thay đổi nhận thức về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, dấu hiệu nhận biết nạn bạo lực gia đình… trong đồng bào dân tộc thiểu số. |
Từ thực trạng trên, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 về phê duyệt Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025, Ban Dân tộc phối hợp với UBND các huyện U Minh, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các đoàn thể và hệ thống chính trị về tuyên truyền, quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình. Đồng thời, vận động đồng bào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và tiến bộ, từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Cũng theo ông Nguyễn Duy Trường, nội dung truyền thông được tập trung giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc hiểu được hậu quả của việc kết hôn sớm không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người mẹ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, hôn nhận cận huyết thống còn gây ra những hậu quả nặng nề như trẻ sinh ra dị tật, tan máu bẩm sinh…
Có thể nói, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại ở vùng sâu, vùng xa. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị, phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền, vận động, từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, trong công tác truyền thông, Ban Dân tộc kết hợp, lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, nâng cao vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số./.
Thanh Phương