Nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng,ắttácphẩmViệtNamquatuầnsanIndochine–nhận định bóng đá scotland Phân viện trưởng Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế (giữa) giới thiệu về cuốn sách
“Việt Nam qua tuần san Indochine 1941 – 1944” là cuốn sách do dịch giả Lưu Đình Tuân tuyển chọn và dịch lại những bài viết quan trọng về Việt Nam từ năm 1941 đến 1944 của tuần báo minh họa Indochine viết bằng tiếng Pháp, thuộc Hội Alexandre de Rhodes, số đầu tiên ra ngày 12/9/1940.
Trong đó, gồm 47 bài viết được chọn lọc và sắp xếp theo bố cục thời gian, với nhiều đề tài đa dạng khác nhau được dư luận xã hội Việt Nam quan tâm, như: Sân khấu của người bản xứ, giáo dục hiện đại và phụ nữ An Nam, học trò trong xã hội An Nam cũ, tục nhuộm răng đen ở Đông Á và Đông Dương, Chợ Lớn, Đà Lạt…
Indochine là một tờ báo đa diện và đa dạng với ưu thế gồm những tên tuổi lớn người Pháp và người Đông Dương lúc đó, có nhiều người là thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, đã đưa lên mặt báo mọi vấn đề: chính trị, nghệ thuật, kinh tế cũng như văn chương. Indochine đáp ứng được nhiều tầng lớp độc giả, hàn lâm cũng như bình dân là nhờ sự súc tích và trong sáng của các bài viết.
Buổi tọa đàm là dịp để độc giả gặp gỡ và giao lưu với các nhà nghiên cứu về quá trình chuyển ngữ cũng như nội dung của quyển sách; về vai trò, vị trí của tuần san Indochine trong bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX; góc nhìn của những người Pháp và trí thức Việt Nam Tây học về đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ đó.
Tin, ảnh: Minh Hiền