Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố,ánggiảmsovớithángtăngsocùngkỳnămtrướtỷ lệ cược châu á chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 4,46% so cùng kỳ năm trước; tăng 2,13% so với tháng 12 năm trước.
Đây là diễn biến khá ngược với dự báo, bởi sau mức tăng 0,61% của tháng 6/2018, nhiều ý kiến lo ngại rằng, CPI sẽ tiếp tục xu hướng tăng, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát của cả năm.
Việc CPI tháng 7/2018 giảm tốc, thậm chí còn âm so với tháng trước đã góp phần quan trọng vơi bớt nỗi lo lạm phát cao quay trở lại trong năm nay. Tuy nhiên, dù CPI tháng 7 giảm nhẹ, CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng vẫn tăng 3,45%, tiến khá sát đến mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% trong năm nay. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả thị trường để có thể đạt được mục tiêu mà Chính phủ đã quyết nghị.
Quay trở lại với diễn biến CPI tháng 7, có thể thấy, so với các tháng 7 của khoảng 10 năm trở lại đây, đây là tháng có CPI gần như thấp nhất. Năm 2012, tháng 7 CPI cũng âm, nhưng mức âm là 0,29%.
Các tháng 7 còn lại của 10 năm trở lại đây, CPI đều tăng. Thậm chí, năm 2009, mức tăng lên tới 0,52%; năm 2011 bị đẩy lên 1,17%.
Theo Tổng cục Thống kê, việc CPI tháng 7/2018 giảm nhẹ so với tháng trước là do giá gạo, giá xăng dầu và cả giá dịch vụ y tế đều giảm.
Cụ thể, giá gạo giảm 0,8% so với tháng trước, do các tỉnh phía Bắc đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân nên nguồn cung dồi dào làm cho giá gạo ở các tỉnh phía Bắc giảm so với tháng trước. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017, ở mức 385 USD - 395 USD/tấn giảm từ 10 USD đến 30 USD/tấn làm cho giá gạo trong nước giảm theo.