【ket qua mls】Hà Nội sẽ được phân bổ chi ngân sách cao hơn các địa phương khác
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội,àNộisẽđượcphânbổchingânsáchcaohơncácđịaphươngkháket qua mls trên cơ sở sửa đổi một cách căn bản, toàn diện Nghị định số 123/2004/NĐ - CP và Nghị định số 112/2015/NĐ – CP đã ban hành trước đó.
Đảm bảo cân đối ngân sách tích cực trong phạm vi an toàn
Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng tại dự thảo Nghị định nằm ở Chương II gồm 3 Điều (từ Điều 4 đến Điều 6), quy định dự toán ngân sách (NS) Thủ đô Hà Nội; bội chi NS; thưởng và bổ sung có mục tiêu từ tăng thu NS trung ương (NSTW).
Theo đó, so với Nghị định 123/2004/NĐ-CP (NĐ 123) và Nghị định 112/2015/NĐ-CP (NĐ 112), dự thảo Nghị định được kế thừa và bổ sung một số nội dung quan trọng nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ từ NSTW, đảm bảo cân đối tích cực trong phạm vi an toàn, an ninh tài chính quốc gia và từng bước phù hợp với khả năng NSTW.
Cụ thể, dự toán chi NS của TP.Hà Nội được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi NS cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác được áp dụng cho thời kỳ ổn định NS địa phương (NSĐP).
Về bội chi NS, đây là nội dung mới của Luật NSNN năm 2015, quy định cho phép các địa phương được phép bội chi NS thay vì được phép huy động như Luật NSNN năm 2002, được tổng hợp vào bội chi NSNN do Quốc hội quyết định hàng năm. Dự thảo Nghị định quy định cơ bản phù hợp với nội dung quy định của Luật NSNN năm 2015.
Về mức dư nợ, để việc vay nợ phù hợp với khả năng trả nợ của từng địa phương, Luật NSNN năm 2015 quy định mức dư nợ vay được tính trên tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp thay vì tổng đầu tư xây dựng cơ bản như Luật NSNN năm 2002. Dự thảo Nghị định quy định cơ bản phù hợp với nội dung quy định của Luật NSNN năm 2015. Việc quy định này nhằm để cho thành phố có thể huy động thêm nguồn lực đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng lớn. Đồng thời, các khoản vay được tính trong bội chi NS của thành phố và do Quốc hội quyết định hàng năm, nên vẫn kiểm soát được khả năng trả nợ của NS thành phố.
Về bổ sung có mục tiêu từ tăng thu NS trung ương so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bổ sung quy định so với NĐ 123 và NĐ 112 như sau: Không quy định NSTW bổ sung có mục tiêu cho thành phố tương ứng toàn bộ tổng số tăng thu NSTW so với dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao, mà quy định thành phố được bổ sung có mục tiêu từ tăng thu NSTW, nhưng không vượt quá số tăng thu NSTW so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; số bổ sung có mục tiêu không cao hơn số tăng thu NSTW trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước. Việc quy định này nhằm đảm bảo NSTW có nguồn để bổ sung có mục tiêu cho NS thành phố.
Nội dung sửa đổi quan trọng tiếp theo nằm Chương III, về huy động các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội gồm 5 Điều (từ Điều 7 đến Điều 11). Chương này quy định trách nhiệm của HĐND thành phố, UBND thành phố về mức, nguyên tắc huy động các nguồn tài chính, như: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); trái phiếu chính quyền địa phương; vốn viện trợ không hoàn lại; vốn huy động hợp pháp khác cho đầu tư phát triển.
So với NĐ 123 và NĐ 112, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về mức dư nợ các nguồn vốn huy động, tăng cường nguồn lực hỗ trợ từ NSTW cho lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi, đảm bảo cân đối tích cực trong phạm vi an toàn, an ninh tài chính quốc gia và từng bước phù hợp với khả năng NSTW.
Cụ thể, đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do TP.Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của NSĐP, UBND thành phố báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ từ NSTW cho NS thành phố để triển khai thực hiện theo từng dự án.
Về quy định huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nội dung này cơ bản kế thừa quy định tại NĐ 123 và NĐ 112, tuy nhiên có bổ sung thêm quy định ngoài việc ưu tiên bố trí vốn ODA cho thành phố, thì sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn ưu đãi khác kém ưu đãi hơn vốn ODA (hiện nay các nhà tài trợ ngoài nước đang áp dụng cho Việt Nam theo hình thức này).
Đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của NS thành phố, Chính phủ cho thành phố vay lại hoặc cấp phát một phần theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bổ sung thêm quy định cho thành phố áp dụng hình thức đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức công tư (PPP).
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính
Cũng theo Bộ Tài chính, qua hơn 10 năm tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội quy định tại NĐ 123 và NĐ 112 đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
Trong đó, đã tạo khuôn khổ pháp lý về cơ chế quản lý tài chính - NS đặc thù cho thành phố về ưu tiên bố trí vốn ODA, vốn viện trợ, định mức phân bổ chi NSĐP, mức huy động vốn đầu tư phát triển, thưởng vượt dự toán thu NS và đầu tư trở lại. Do vậy, đã đảm bảo quản lý NSNN chặt chẽ, hiệu quả, ưu tiên địa phương động lực, đầu tầu phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển tích cực.
Tốc độ thu NSNN hàng năm đạt khá, giai đoạn 2004 - 2015 bình quân đạt trên 5%/năm và đến năm 2015, đã tăng gần 5,6 lần so với năm 2004. Nhìn chung, thu NS không những bảo đảm được chi thường xuyên và chi trả nợ mà còn dành tích luỹ ngày càng cao cho đầu tư phát triển (năm 2004 dành được 1.998 tỷ đồng cho chi đầu tư phát triển, năm 2015 là 22.439 tỷ đồng).
Kể từ khi có NĐ 123, NSTW đã thưởng và đầu tư trở lại cho TP.Hà Nội là 11.879 tỷ đồng để thành phố đầu tư các dự án, công trình quan trọng cấp bách. Nhờ có nguồn thưởng vượt thu và đầu tư trở lại từ NSTW, thành phố đã có thêm nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
Từ năm 2005 đến 2015, Trung ương đã ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn vay dự án ODA và vay ưu đãi cho Hà Nội khoảng 1,868 tỷ USD, chủ yếu theo hình thức NSTW cấp phát hoặc cho NS thành phố vay lại đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, giáo dục và y tế. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Hà Nội có các dự án lớn sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi do bộ, ngành trung ương thực hiện, đây đều là các dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của thành phố.
Từ năm 2005 đến năm 2015, thành phố đã phát hành 10.905 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ đô để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm. Đến nay, số dư nợ trái phiếu xây dựng Thủ đô là 9.400 tỷ đồng. Ngoài ra, để đảm bảo đẩy nhanh các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thành phố đã vay một số nguồn khác, với tổng mức dư nợ hiện nay là 10.128 tỷ đồng, bằng 68% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước của NS thành phố, nằm trong giới hạn dư nợ huy động cho phép là 150% vốn đầu tư XDCB trong nước.
Tuy nhiên, cũng theo Bộ Tài chính, về tổng thể thu NSTW trên địa bàn thành phố thực hiện trong năm có thể không đạt dự toán (có thể giảm thu chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước, thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, nhưng tăng thu đối với các khoản thu phân chia giữa NSTW với NSĐP hoặc tăng các khoản thu NSTW hưởng 100%), thành phố vẫn được thưởng vượt dự toán thu và đầu tư trở lại, ảnh hưởng đến cân đối của NSTW.
Về mức dư nợ huy động của TP.Hà Nội không vượt quá 100% (từ năm 2015 - 2016 không vượt quá 150%) vốn đầu tư XDCB trong nước do HĐND thành phố quyết định. Hiện nay, mức dư nợ so với nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn ở mức thấp, trong thời gian tới thành phố sẽ huy động vốn ở mức cao hơn để có nguồn đầu tư phát triển, nhằm sớm hoàn thành công trình trọng điểm đưa vào sử dụng. Đồng thời, quy định trên chưa gắn mức huy động với khả năng trả nợ của thành phố.
"Để khắc phục những hạn chế nêu trên và đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong quá trình tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính cần thiết phải sửa đổi NĐ 123 và NĐ 112 một cách căn bản, toàn diện", Bộ Tài chính cho biết./.
Hoàng Lâm
相关文章
Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
Nhận định bóng đá Nagaworld vs Svay Rieng hôm nayMàn so tài giữa N2025-01-10Noo Phước Thịnh diện cả cây trắng lịch lãm lần đầu hát bài mới của Khắc Hưng
Gala kỷ niệm 30 năm thành lập của một ngân hàng vừa diễn ra tối 11/11 tại Trung2025-01-10Những dấu ấn trong Hành trình trang sức xuyên Việt của PNJ
Hơn 1.700+ bài đăng trên Facebook, hơn 17 triệu lượt xem trên Tiktok với hashtag2025-01-10Những rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã được kiềm chế
Rủi ro khi ngân hàng gia tăng mua trái phiếu doanh nghiệpThị trường trái phiếu Chính phủ phát triển2025-01-10Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
Ảnh minh họaHiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nước rửa chén giá rẻ được bán theo can lớ2025-01-10Nhiều doanh nghiệp bất động sản nợ thuế lớn
Nhiều doanh nghiệp bất động sản có số thuế nợ lớnTheo Cục Thuế TPHCM, tổng nợ thuế tại đơn vị này tí2025-01-10
最新评论