Đảm bảo đáp ứng cân đối ngân sách và tiến độ giải ngân
Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong thời gian qua,áttriểnđadạngvàchuẩnhóacácsảnphẩmtráiphiếuchínhphủket qua fenerbahce đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho Chính phủ. Trong bối cảnh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong nước còn chậm, thu ngân sách nhà nước (NSNN) tốt, tồn ngân quỹ nhà nước ở mức cao, Kho bạc Nhà nước đã chủ động tham mưu với Bộ Tài chính 3 giải pháp chính để triển khai công tác huy động vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển thị trường TPCP Việt Nam.
Cụ thể đó là: Tổ chức phát hành TPCP phù hợp với tiến độ thu NSNN, giải ngân vốn đầu tư công, nhu cầu trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương; thực hiện đa dạng kỳ hạn TPCP, tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên để tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ TPCP theo hướng kéo dài kỳ hạn phát hành; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính để thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thu, chi NSNN và khả năng huy động vốn từ nguồn TPCP và nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để xác định nhu cầu vay vốn của NSNN và trình Bộ Tài chính điều chỉnh kế hoạch phát hành TPCP phù hợp.
Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách nhà nước. |
Qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã đáp ứng nhu cầu vốn của NSNN với chi phí hợp lý, góp phần quản lý nợ công an toàn, bền vững và hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2022, lãi suất huy động TPCP có xu hướng tăng, song hoạt động huy động vốn qua thị trường TPCP vẫn ổn định, đảm bảo đáp ứng cân đối ngân sách, phù hợp tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và không huy động thừa, là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN.
Định hướng phát triển thị trường trái phiếu chính phủ
Trong bối cảnh nhu cầu huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục ở mức cao, nguồn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài giảm, yêu cầu đặt ra là Việt Nam cần có giải pháp thúc đẩy, phát triển bền vững và hiệu quả thị trường TPCP.
Từ thực tế này, triển vọng phát triển thị trường TPCP Việt Nam trong thời gian tới là ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Với triển vọng này, Kho bạc Nhà nước đang đưa ra giải pháp cho việc phát triển thị trường TPCP Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đó là: Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN, nợ của chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Kiểm soát bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội quyết định và phấn đấu thấp hơn để giảm nợ công. Bố trí thanh toán trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, đảm bảo các chỉ tiêu trong giới hạn an toàn nợ theo quy định. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng an toàn, bền vững.
Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về đầu tư của các nhà đầu tư chính trên thị trường, trong đó tập trung về khuôn khổ pháp lý cơ chế đầu tư của các tổ chức tín dụng. Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch hóa các khoản đầu tư từ ngân sách. Điều hành chính sách tài khóa chủ động, hạn chế mức thâm hụt ngân sách dưới 3,5% GDP giai đoạn 2021 - 2025, dưới 3% GDP giai đoạn 2026 - 2030...
Giải pháp tiếp theo là hoàn thiện và phát triển thị trường TPCP sơ cấp, gắn kết giữa công tác huy động vốn TPCP với điều hành NSNN và quản lý ngân quỹ; xác định cụ thể khối lượng huy động vốn hàng năm, công bố công khai lịch biểu, khối lượng, kỳ hạn phát hành trái phiếu chi tiết theo hàng quý để nhà đầu tư chủ động bố trí nguồn vốn tham gia; phát hành đều đặn, liên tục các kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư; tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm để tăng tính bền vững của danh mục nợ TPCP; phát triển các sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Kho bạc Nhà nước cũng đưa ra giải pháp phát hành TPCP với tái cơ cấu nợ thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi để vừa phát triển thị trường TPCP vừa cơ cấu lại nợ công theo hướng an toàn, bền vững. Phát triển đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đơn cử, phát triển sản phẩm TPCP xanh để huy động vốn cho các dự án bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế bền vững, phù hợp với xu hướng thế giới.
Vai trò quan trọng đối với thị trường chứng khoán Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính nói riêng và với nền kinh tế quốc gia nói chung; tăng cường sự độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc điều tiết sự luân chuyển vốn của nền kinh tế, đồng thời là kênh huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước theo mục tiêu của Chính phủ trong từng thời kỳ. |