Lượng than nhập khẩu đang tăng mạnh. Ảnh: Báo đầu tư Bộ Công Thương dự báo sai ?ángđãNKthanbằngcảnăkết quả uae Trong một văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 1-2016 (số 533/BCT-TCNL), Bộ Công Thương dự báo năm 2016, cả nước nhập khẩu 3,173 triệu tấn than. Trong đó 1,277 triệu tấn phục vụ sản xuất điện, 1,986 triệu tấn dùng cho các hộ ngoài ngành điện.
Dự tính là vậy, nhưng thực tế, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ đến trung tuần tháng 3 sản lượng than nhập khẩu đã đạt con số gần 2,8 triệu tấn, tăng tới 2,1 triệu tấn tương đương 300% so với cùng kỳ năm 2015 và xấp xỉ gần đạt mức 3,173 triệu tấn của cả năm 2016 theo dự báo của Bộ Công Thương.
Với thực tế nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng vừa qua thì không khó để nhìn nhận rằng sản lượng than nhập khẩu cả năm 2016 sẽ vượt xa mức dự báo của Bộ Công Thương.
Không biết cơ sở nào để Bộ Công Thương đưa ra mức dự báo về sản lượng than nhập khẩu của năm 2016 thấp như vậy?
|
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ đến trung tuần tháng 3 sản lượng than nhập khẩu đã đạt con số gần 2,8 triệu tấn, tăng tới 2,1 triệu tấn tương đương 300% so với cùng kỳ năm 2015 và xấp xỉ gần đạt mức 3,173 triệu tấn của cả năm 2016 theo dự báo của Bộ Công Thương. | |
Bởi nhìn vào nhu cầu thực tế và sản lượng than nhập khẩu nhưng năm vừa qua thì thấy cơ quan này đã đưa ra một dự báo rất không sát thực tế về nhu cầu nhập khẩu than.
Thời gian qua, sản lượng than sản xuất trong nước không tăng đáng kể, trong khi nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này đang rất lớn, do đó, nguồn trông chủ yếu là nhập khẩu, với số lượng ngày một tăng. Dựa vào thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, từ năm 2013, mặt hàng than bắt đầu xuất hiện trong “rổ” thống kê hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
Theo đó năm 2013 cả nước đã nhập 2,27 triệu tấn; Năm 2014, sản lượng than nhập khẩu đạt gần 3,1 triệu tấn, tăng 36,3% so với năm 2013. Đến năm 2015, lượng than nhập khẩu đã vọt lên đến gần 7 triệu tấn, tăng tới 124,8% so với năm 2014. Và đến trung tuần tháng 3-2016 sản lượng than nhập khẩu đã lên con số gần 2,8 triệu tấn, tăng tới 2,1 triệu tấn tương đương 300% so với cùng kỳ năm 2015 như đề cập ở trên. Lý do gì? Vậy không hiểu Bộ Công Thương căn cứ vào đâu mà lại đưa ra dự báo lượng than NK cho cả năm 2016 là 3,173 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so với con số gần 7 triệu tấn của năm 2015 và cũng thấp đột biến so với con số dự kiến của năm tiếp theo năm 2017 là 11,710 triệu tấn.
Thực tế cơ quan này cũng nhìn thấy xu thế than NK sẽ tăng nhanh trong các năm tới và khó có dấu hiệu dừng lại do nhu cầu trong nước đang tăng mạnh, nhất là sự ra đời của những nhà máy nhiệt điện chạy than.
Chính vì vậy dẫn theo báo cáo nói trên của Bộ Công Thương thì từ nay đến năm 2030, lượng than nhập khẩu liên tục tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2017 là 11,71 triệu tấn; năm 2018 là 20,972 triệu tấn; năm 2019 tăng lên 31,46 triệu tấn; năm 2020 là 40,256 triệu tấn… năm 2025 là 70,331 triệu tấn và vượt con số 100 triệu tấn vào năm 2030.
Là bộ quản lý chuyên ngành, nhưng với dự báo không sát đúng thực tế về nhu cầu nhập khẩu than như vậy, không hiểu Bộ Công Thương sẽ quản lý, quy hoạch việc phát triển ngành than và các ngành công nghiệp có liên quan như điện, luyện kim… như thế nào? Đáng chú ý, trong bối cảnh sản xuất trong nước ngày càng phụ thuộc lớn vào nguồn than nhập khẩu, thì mới đây, Bộ Công Thương lại có đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu than cám, than cục. Vậy phải chăng còn có một lý do nào khác? |