【giải k league 2 hàn quốc】Những tác phẩm cổ vũ tinh thần chống dịch của toàn quân, toàn dân

作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 20:43:02 评论数:

Bên cạnh việc chung sức,ữngtácphẩmcổvũtinhthầnchốngdịchcủatoànquântoàndâgiải k league 2 hàn quốc đồng lòng thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các văn nghệ sĩ Bình Dương còn tích cực sáng tác nhiều tác phẩm mới để tiếp thêm sức mạnh, cổ vũ tinh thần cho các lực lượng tuyến đầu và toàn xã hội trong phòng, chống dịch bệnh.


Những ca khúc ca ngợi tuyến đầu chống dịch

Lưu dấu cuộc chiến của toàn quân, toàn dân

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho cuộc sống ở Bình Dương nói riêng và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước bị xáo trộn. Nhiều nơi nhộn nhịp giờ đây trở nên yên ắng lạ thường. Những âm thanh náo nhiệt của tiếng rao, hàng quán, dòng người, xe cộ cũng nhường chỗ cho tiếng loa truyền thanh của các thôn xóm, tiếng còi hụ của xe cứu thương… Những âm thanh, hình ảnh của đại dịch lần này đã được các văn nghệ sĩ khắc họa rất sinh động trong các tác phẩm của mình để lưu dấu một giai đoạn toàn quân, toàn dân cùng nhau vượt qua gian khó.

Với tác giả Hương Ngô, trong bài thơ “Cuộc chiến Covid” là “Cuộc chiến… chẳng bom rơi, đạn nổ/ Mà đau thương, mà mất mát thật nhiều/ Những xóm thôn, những con phố tiêu điều/ Những đổi thay… khiến lòng người quặn thắt…”. Bình Dương trước đây đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trong dựng xây và phát triển. Nhưng lần này, dịch bệnh đã khiến mọi người phải lo lắng, nghĩ suy nhiều hơn. Bởi “Đã vượt bao truân chuyên/ Nay tới “giặc” Covid/ Gây tai họa khủng khiếp/ Chết người hơn chiến tranh…” (trích trong “Nói với mình ên” của Lê Giang).

Vì thế, “Đường sá không một bóng người/ Cớ sao hụ vang sớm tối/ Âm thanh chát cay nhức nhối/ Âm thanh xé nát tiếng cười…” (trích trong “Tiếng còi mùa dịch” của Trần Đôn). Còn tại các khu công nghiệp, “Đã có đêm nào giữ lại bình yên/ Tiếng xe cứu thương, màu áo xanh trắng chập chờn để chẳng còn giờ tan ca đưa đón/ Bãi xe, công xưởng trở thành giường ngủ/ Giăng chụp những tiếng cười mong manh…” (trích trong “Mắc kẹt vào đêm” của Lê Tuyết Lan).

Tuy nhiên, trong bài thơ “Thương lắm Bình Dương” của Nguyễn Minh Ngọc Hà, chính trong những đau thương ấy, nghĩa tình mùa dịch đã lan tỏa rộng khắp, giúp đỡ biết bao người nguy khó. Hình ảnh các hoạt động nghĩa tình mùa dịch ở Bình Dương đã được Ngọc Hà thể hiện trong bài rất sinh động: “…Đi qua những ngày dịch bệnh gian nan/ Là tiếp tế thức ăn/ Là miễn phí phần tiền trọ/ Là dắt dìu nhau cùng vượt qua nguy khó/ Là lan tỏa tấm lòng nhân ái của Bình Dương…”.

Bên cạnh những bài thơ khắc họa sinh động hình ảnh Bình Dương những ngày dịch bệnh, các hội viên âm nhạc cũng đã góp nhiều ca khúc ý nghĩa lan tỏa tinh thần chung sức, đồng lòng của toàn quân, toàn dân. Với nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến, “Phố những ngày bão giông vẫn ấm áp tình người/ Chung tay sẻ chia vượt qua gian khó/ Và sẽ, sẽ qua nhanh thôi những ngày giãn cách/ Phố hồi sinh/ Phố trở lại như xưa/ Phố lại bừng lên lung linh muôn sắc…” (trích trong ca khúc “Thương phố”).

Góp thêm lửa cho tuyến đầu

Trong cuộc chiến đầy cam go này, nhiều người đã xông pha chống dịch không biết mệt mỏi nơi tuyến đầu, giúp bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, trả lại cuộc sống yên bình cho mọi người. Họ là những chiến binh “áo trắng”, “áo xanh”, “áo đỏ”… đã không kể ngày đêm hay mưa nắng, đi đến những “vùng đỏ đậm đặc”, khu vực “khóa chặt, đông cứng”… để sàng lọc những nguy cơ lây lan, giúp đỡ những người nguy khó… vượt qua đại dịch.

Trong bài thơ “Thương lắm Bình Dương” của Nguyễn Minh Ngọc Hà, bên cạnh những hình ảnh nghĩa tình mùa dịch ở Bình Dương, chúng tôi còn cảm nhận những “chân lý” mà tác giả đã góp nhặt khi sống tại “vùng đất lành” này. Đó là: “Sống là biết cho đi, sống là để yêu thương/ Mảnh đất này dạy tôi điều nhân nghĩa/ Nắng ấm tình người thắp lên trong mùa dịch dã/ Xua tan hết lạnh lùng đêm tối đã bủa vây”. Còn trong bài thơ “Cuộc chiến Covid” của Hương Ngô, dịch bệnh đã khiến nhiều người cống hiến “…bao mồ hôi, nước mắt/ Đổ xuống đời, thầm lặng những chiến binh/ Những gian nan, vất vả, quên thân mình/ Sao kể hết… hỡi thiên thần áo trắng…”.

Hình ảnh những “thiên thần áo trắng” nơi tuyến đầu cũng đã trở thành đề tài đầy cảm xúc trong nhiều tác phẩm thơ của các văn nghệ sĩ. Những công việc của họ tuy thầm lặng nhưng luôn xuyên suốt không ngừng trong bài thơ “Không ai đứng ngoài cuộc chiến” của Nguyễn An Bình: “Dưới ngọn đèn khuya bao đêm thức sáng/ Người chiến binh áo trắng nơi tuyến đầu/ Thương biết bao những hy sinh thầm lặng/ San sẻ nỗi đau như một phép màu…”.

Còn trong ca khúc “Gởi con mùa đại dịch” của nhạc sĩ Nguyễn Long, nhiều y, bác sĩ đã phải xa con, xông pha vào chống dịch cùng đồng nghiệp, đồng đội. Bởi “Trong ranh giới tử sinh, bệnh nhân cần người áo trắng”. Mặc dù trong lòng họ, những người mẹ rất xót con thơ ở nhà: “Mẹ nào muốn xa con đâu/ Ơi con yêu của mẹ/ Mẹ hoài muốn luôn bên con yêu thương và chở che/ Nhưng dịch bệnh nguy nan, cô vít tràn lan”. Vì thế, họ đành gác lại chuyện riêng, “Tạm biệt nhé con yêu ơi!/ Khi quê hương cần mẹ/ Mẹ thành chiến binh lương y xông pha vào đầu tuyến”. Để có những lúc: “Thôi đừng buồn nữa nha con/ Dù bước mẹ đi bao gian khó hiểm nguy/ Mẹ vững tin. Mẹ không yếu lòng”. Và những lời động viên tích cực, đầy phấn khởi: “Sẽ qua sẽ qua nhanh thôi nhanh thôi sau ngày mưa bão/ Cầu vồng sẽ hiện lên khi đất nước đồng lòng/ Ngày mới lại tái sinh… Việt Nam mình tươi sáng/ Con đến trường. Mẹ lại về bên con”.

THỤC VĂN

最近更新