Bất thường quyết định điểu chỉnh Ngày 24/10/2005,ựánVạnPhúcRiversideQuyđịnhlạvàsựsốtsắngquámứkq hull city căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành, UBND TP.HCM ban hành Quỵết định 5458/QĐ - UBND để điều chỉnh, bổ sung Quyết định 6492/QĐ - UB đã được ban hành từ ngày 27/12/2004. Theo quyết định “điều chỉnh bổ sung”, Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Vạn Phúc sẽ thay thế Công ty Xây dựng và phát triển kinh tếquận 6 trở thành chủ đầu tưcủa Dự ánVạn Phúc Riverside. | Chưa xong đền bù, giải tỏa nhưng chủ đẩu tư Dự án Vạn Phúc Riverside vẫn rầm rộ mở bán. Ảnh: Gia Huy |
Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, theo Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, thì Nhà nước giao đất từ tổ chức này chuyển sang tổ chức kia sẽ thực hiện việc thu hồi đất của tổ chức cũ rồi mới được ra quyết định giao đất cho tổ chức mới. Cho tới thời điểm đó, hoàn toàn không có quy định nào cho phép thực hiện việc thay thế chủ đầu tư bằng văn bản có nội dung “điều chỉnh, bổ sung”. Mặt khác, việc chuyển giao đất từ dự án của một chủ đầu tư là doanh nghiệpnhà nước (Công ty Xây dựng và phát triển kinh tế quận 6) sang cho một doanh nghiệp tư nhân (Công ty Vạn Phúc), nhưng không rõ lý do và không thể xác định được hình thức chuyển giao này trong số các hình thức mà Luật Đất đai 2003 công nhận (chuyển nhượng, tặng cho, điều chuyển tài sản khi tách công ty). Luật sư Phượng còn cho rằng, căn cứ Nghị định 108/2006/ND - CP, dự án có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đồng phải đăng ký đầu tư, mặt khác, phải thu hồi dự án của Công ty Xây dựng và phát triển kinh tế quận 6, sau đó mới chấp thuận cho Công ty Vạn Phúc là chủ đầu tư mới. Trong Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ - CP hoàn toàn không có trường hợp nào cho phép “điều chỉnh, bổ sung” bằng một chủ đầu tư mới để thay thế chủ đầu tư cũ, hay nói một cách khác, dự án có thể được điều chỉnh về nội dung, nhưng ngoại trừ việc điều chỉnh “chủ đầu tư”. Như vậy có thể thấy rằng, cơ quan quản lý nhà nước đã “thay thế chủ đầu tư bằng cách điều chỉnh, bổ sung” để bỏ qua bước thu hồi dự án theo trình tự pháp luật quy định và chủ đầu tư mới sẽ cũng bỏ qua được thủ tục đăng ký dự án đầu tư, thủ tục về giao đất, trong khi vẫn được hưởng trọn quyền của chủ đầu tư cũ đối với dự án. Ngoài ra, với cách “đi tắt” như vậy, chủ đầu tư cũ đã có thể phủi tay trước sự chậm trễ trong thực hiện dự án. Tại thời điểm năm 2006, với cách tiến hành như trên, khi không phải thực hiện quyết định giao đất, bỏ qua các thủ tục về đầu tư, dự án có thể nói kéo dài vô thời hạn mà không xử lý được do không có giấy chứng nhận đầu tư hay quyết định phê duyệt dự án, nên không có thời hạn thực hiện dự án. Chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước vài chục ngàn đồng/m2 và những chậm trễ triển khai dự án được coi như một kiểu đầu cơ - càng để lâu, càng sinh lợi. Băn khoăn về sự sốt sắng quá mức của chính quyền quận Phản ánh đến Báo Đâu tư, ông Nguyễn Văn Láng (số 17, Tô Ngọc Vân, phường Linh Tây, quận Thủ Đức) cho biết, cách đây 15 năm gia đình ông có mua 10.847 m2 đất ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, trồng trọt và cất nhà ở. Đến năm 2006, toàn bộ phần diện tích đất của ông cùng gần 700 hộ dân khác bị rơi vào diện quy hoạch để xây dựng Dự án Vạn Phúc Riverside. Trong lúc ông đang chờ chủ đầu tư đến thương lượng bồi thường, nhưng không thấy đâu, khoảng giữa năm 2011, bất ngờ UBND quận Thủ Đức ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất của ông với giá chỉ có 150.000 đồng/m2 và vận động chủ đầu tư hỗ trợ thêm 750.000 đồng/m2. Tính ra, giá đền bù chỉ bằng khoảng 1/15 giá đang được giao địch trên thị trường khu vực. Không lý do gì chủ đẩu tư chưa thỏa thuận với dân, quận đã "nhảy vào"áp giá đền bù, buộc dân giao đất. Cái tôi cẩn là chính quyền phải làm đúng pháp luật, chứ không phải dân khiếu nại đến đâu "xì" tiền đến đó". |