当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【bảng xếp hạng bóng đá nữ việt nam】Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Thúc đẩy thực hiện kiến nghị kiểm toán nhằm ngăn ngừa vi phạm trong quản lý tài chính công Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tăng thu,ửaLuậtKiểmtoánnhằmnângcaohiệuquảgiámsátsửdụngtàichínhcôngtàisảncôbảng xếp hạng bóng đá nữ việt nam giảm chi ngân sách 25,3 nghìn tỷ đồng Tăng thu ngân sách 3.070 tỷ đồng, giảm chi ngân sách 25.687 tỷ đồng qua kiểm toán Kiến nghị tăng thu ngân sách gần 4.100 tỷ đồng, giảm chi ngân sách gần 7.400 tỷ đồng qua kiểm toán
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công
Tập trung đánh giá kết quả đạt được việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công trong sửa đổi, bổ sung Luật KTNN . Ảnh minh hoạ: Internet.

Theo yêu cầu của việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN), trên cơ sở quy định hiện hành và từ thực tiễn thực hiện Luật KTNN năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), hiện các đơn vị, cơ quan liên quan đang tập trung đánh giá kết quả đạt được sau khi có Luật KTNN năm 2015 trên góc độ về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; đặc biệt là việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Việc sửa Luật cũng đánh giá những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Luật và nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó, chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế.

Theo yêu cầu đặt ra, các đơn vị cần rà soát, đánh giá những quy định còn chưa thống nhất, chưa đồng bộ, chồng chéo giữa Luật KTNN với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công theo phương thức đối tác công tư… Trong đó, xác định rõ các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Một số nội dung cụ thể cần rà soát, đánh giá gồm: đối tượng kiểm toán; đánh giá những vướng mắc, bất cập về nội dung, thẩm quyền ban hành báo cáo kiểm toán; những khó khăn, vướng mắc khi sử dụng báo cáo kiểm toán trong công tác quản lý, điều hành, giám sát, thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cơ quan, đơn vị; về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán.

Liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN, cần đánh giá tồn tại, bất cập trong các quy định về: xây dựng kế hoạch kiểm toán năm; mối quan hệ phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra trong xây dựng kế hoạch hàng năm của mỗi cơ quan.

Cùng với đó là việc trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; vai trò của KTNN và cách thức tham gia với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.

Liên quan đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN, theo quy định của Luật KTNN, hiện nay chưa có cơ chế bảo đảm các kết luận, kiến nghị của KTNN được thực thi. KTNN chỉ là cơ quan có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công bằng các hình thức kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan và các chương trình của Nhà nước.

Khi các vấn đề được phát hiện và các kết luận, kiến nghị được đưa ra, thì việc thực thi vẫn thuộc trách nhiệm của các cơ quan được kiểm toán. Do đó, để các kiến nghị của KTNN được thực thi cần phải có một cơ chế phù hợp. Hệ thống pháp luật liên quan đến thực hiện kết luận, kiến nghị KTNN cần phải được hoàn thiện, điều này không chỉ liên quan đến Luật KTNN mà còn liên quan đến nhiều Luật khác.

Đặc biệt, pháp luật cần phải sửa đổi theo hướng quy định vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực thi các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Đối với Quốc hội, cơ quan này có thể tác động để kiến nghị kiểm toán được thực thi như: tổ chức các phiên điều trần, nếu cần thiết thì ra nghị quyết yêu cầu thực hiện; tiến hành chất vấn các quan chức về tiến độ thực thi các kiến nghị của kiểm toán; đề nghị các cơ quan liên quan của Chính phủ định kỳ báo cáo về tiến độ thực thi các kiến nghị kiểm toán…, qua đó Quốc hội xây dựng báo cáo về tình hình thực thi các kiến nghị của kiểm toán và kiến nghị cách thức hành động tiếp theo; tổ chức điều tra về việc không thực thi kiến nghị của kiểm toán; ban hành nghị quyết bắt buộc các cơ quan của Chính phủ thực thi các kiến nghị của kiểm toán.

分享到: