Nam Ninh là văn phòng thứ hai của FPT tại Trung Quốc. Khai trương văn phòng đầu tiên tại Thượng Hải từ năm 2017,ắmvàongànhphầnmềmôtôtoàncầuvàTrungQuốkết quả vđqg úc FPT có nhiều khách hàng lớn trong lĩnh vực công nghệ ô tô và sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc hợp tác, thực hiện các dự án quan trọng.
Riêng trong mảng công nghệ ô tô, FPT hiện có hơn 3.800 kỹ sư, chuyên gia công nghệ trên toàn cầu triển khai các dự án cho nhiều đối tác là các hãng xe hàng đầu thế giới. Mảng công nghệ trên ô tô của FPT đạt tiêu chuẩn AUTOSAR quốc tế, và tăng trưởng 40% trong năm 2022, đóng góp quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu xuất khẩu phần mềm vào năm 2023.
Dự kiến trong hai năm tới, Trung tâm phần mềm tại Nam Ninh sẽ đạt quy mô nhân sự 200 người, mở rộng tệp khách hàng trong lĩnh vực công nghệ ô tô và sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc cũng như trên toàn cầu, đồng thời phát triển tệp khách hàng mới trong các lĩnh vực khác như tài chính - ngân hàng, chăm sóc sức khỏe.
Tiếp giáp với bốn tỉnh của Việt Nam và chỉ cách Hà Nội 380km, Nam Ninh rất thuận tiện cho việc giao thương và trao đổi đào tạo. Được mệnh danh là “Thành phố Xanh”, Nam Ninh cũng quy tụ nhiều đại học lớn đào tạo đa dạng các lĩnh vực từ y tế, kinh doanh, công nghệ đến nghệ thuật, xã hội. Tận dụng thế mạnh này của Nam Ninh, Trung tâm phần mềm mới của FPT cũng hướng đến việc hợp tác với các trường đại học, tổ chức giáo dục tại Nam Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Tây nói chung để đào tạo các chuyên gia công nghệ tiềm năng.
Tại Quảng Tây, có khoảng 70.000 kỹ sư và trên 21.000 sinh viên công nghệ. Đây là nguồn nhân lực tiềm năng cho phát triển các công nghệ của tương lai. Với vị thế và năng lực công nghệ của công ty toàn cầu, FPT sẽ góp phần cung cấp các dự án công nghệ nhiều thách thức cho các tài năng trẻ, hỗ trợ phát triển thị trường nhân sự chuyên môn cao và ngành công nghệ tại Trung Quốc cũng như trong khu vực.
Tại buổi lễ, ông Đỗ Nam Trung, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh khẳng định, Bộ Ngoại giao đang quán triệt triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về tình hình ngoại giao kinh tế năm 2023. Theo đó, công tác ngoại giao kinh tế cũng bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và nhu cầu thực tiễn trong nước, kịp thời hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, triển khai quyết liệt và cụ thể hóa nhiệm vụ "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ". Tổng Lãnh sự quán ủng hộ FPT nói riêng và các doanh nghiệp có thực lực của Việt Nam triển khai mạnh mẽ hơn nữa hợp tác với phía Quảng Tây, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai bên.
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà cho biết: “Đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hoạt động của Tập đoàn cũng như của FPT Software tại Trung Quốc. Với kinh nghiệm trong ngành công nghệ toàn cầu, FPT Software có thế mạnh xây dựng trung tâm dịch vụ công nghệ và nghiên cứu ở gần khách hàng, giúp khách hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, mang đến các giải pháp công nghệ nhanh chóng và có giá trị cao.”
Trên hành trình tìm kiếm phương án vận tải thân thiện với môi trường, xe ô tô điện thông minh là giải pháp được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ. Loại xe này tích hợp hệ thống điều khiển toàn diện có công nghệ cao, cá nhân hóa trải nghiệm và tăng cường an toàn cho người dùng. Trong sản xuất xe ô tô điện, việc thiết kế hệ thống công nghệ đi cùng các loại linh kiện bán dẫn là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt.
Thị trường xe điện công nghệ cao của Trung Quốc đang dẫn đầu toàn cầu về doanh số lẫn sản lượng sản xuất. Theo Canalys, 59% lượng xe điện bán ra trên toàn thế giới là ở Trung Hoa lục địa, tương đương 5,9 triệu xe. Với quy mô khổng lồ cũng như được nhà nước tạo điều kiện phát triển, thị trường xe điện Trung Quốc là “miếng bánh” hấp dẫn, thu hút các tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới tham gia.