【thong ke ket qua bong da】Năm học mới thích ứng với tình hình mới
(CMO) Sáng nay (ngày 28/8), Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020 - 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tại điểm cầu Cà Mau do Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân và Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân chủ trì.
Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu trung tâm tại Văn phòng Chính phủ, kết nối với Bộ GD&ĐT, 63 tỉnh/ thành phố và hơn 400 điểm cầu tại các cơ sở giáo dục đại học. |
Hoàn thành “mục tiêu kép”
Báo cáo tổng kết năm học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, mặc dù chịu tác động sâu rộng của dịch Covid-19 nhưng toàn ngành Giáo dục đã hoàn thành mục tiêu kép trong năm học qua, vừa tham gia tích cực trong phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Các kết quả nổi bật: tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao một bước hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo hợp lý hơn; chất lượng giáo dục các cấp học và hoạt động giáo dục được nâng lên.
Năm học 2020 - 2021 cũng đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
Ngành đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non; tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục. (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Hoàng Oanh, Phường 5, TP Cà Mau ngày 23/6). |
Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đảm bảo chất lượng các hoạt động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo. Nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid-19, học sinh phải học trực tuyến, tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, trang thiết bị, đường truyền Internet còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc dạy và học.
“Không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường”
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn mà toàn ngành giáo dục, cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh, sinh viên phải đối mặt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường; đồng thời, biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được đầy nỗ lực của toàn ngành giáo dục thời gian qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt khen ngợi và biểu dương nhiều trường đại học đã tổ chức đoàn cán bộ, giảng viên, sinh viên tình nguyện lên đường chi viện cho các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch. Nhiều thầy giáo, cô giáo tình nguyện vào khu cách ly cùng học sinh, tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục huy động các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.
Ưu tiên đầu tư nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng quyền được học tập, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Chuyển đổi trạng thái, thích ứng với dịch Covid-19
Đối với những khó khăn, tồn tại, hạn chế, yếu kém, Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành phải thẳng thắn nhìn nhận, cầu thị và tìm rõ nguyên nhân, đề ra phương án giải quyết phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp vượt thẩm quyền phải tham mưu tháo gỡ, không ngại khó với tinh thần đáp ứng tối đa nhu cầu dạy và học.
Trước rất nhiều nỗi lo và băn khoăn khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến thời gian bước vào năm học mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành giáo dục chuyển đổi trạng thái hoạt động thích ứng với dịch Covid-19.
Theo đó, các địa phương phải chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp.
Địa phương cần linh hoạt trong việc tổ chức khai giảng năm học mới. (Ảnh chụp Lễ khai giảng năm học mới 2020 - 2021 tại Trường THPT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời). |
Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin, Chính phủ sẽ có giải pháp bắt đầu năm học mới gắn với việc tiêm vắc xin. Hiện Chính phủ đang tích cực tranh thủ các mối quan hệ quốc tế để có được nguồn vắc xin cho trường học. Bộ Y tế phối hợp ngành giáo dục tính toán phân phối các nguồn vắc xin phù hợp với từng độ tuổi, nhất là từ 12 trở lên để tiêm sớm nhất, tiêm đủ 2 mũi để học bình thường kèm với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh an toàn.
“Đối với vùng xanh, các địa phương có thể linh hoạt cho học sinh trở lại trường, nhưng không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác mà phải tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Đối với vùng đỏ, vùng vàng chưa thể đến trường ngay thời điểm này, thì phải tổ chức học trực tuyến. Ngành phải chú trọng hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học trực tuyến, đảm bảo các cháu học tập công bằng, không để bất kỳ cháu học sinh nào thất học”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các thầy cô, phụ huynh, học sinh, sinh viên... nêu cao tinh thần chống dịch: “Mình vì mọi người, mỗi người vì mọi người” và “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”.
Thủ tướng yêu cầu ngành cần tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021 - 2022; bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương khi phân bổ ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm theo Luật Giáo dục 2019; chỉ đạo các địa phương bố trí ngân sách phát triển giáo dục tại địa phương, đảm bảo tỷ lệ chi chuyên môn tối thiểu 18% trong tổng chi thường xuyên theo Quyết định 46/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năm học mới, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. (Ảnh chụp tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ, ngày 12/11/2020). |
Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên ngành giáo dục thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Về phương hướng, nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, Bộ GD&ĐT đã xác định nhiều phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, chú trọng phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp cho tình huống dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp./.
Băng Thanh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chuyên Gia AI
- ·Hơn 6.000 binh sỹ Mỹ tham gia cuộc tập trận Hổ mang Vàng tại Thái Lan
- ·Dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ ở thành phố Montreuil của Pháp
- ·Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Bệnh nhân dương tính trở lại ở Chương Mỹ: Xác định 17 trường hợp có liên quan
- ·Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thận trọng trong các vấn đề quân sự
- ·Lật tàu đánh cá Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, 39 người mất tích
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thận trọng trong các vấn đề quân sự
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Tổng thống Ukraine xác nhận 3 quốc gia cam kết viện trợ máy bay F
- ·Giá mua điện mặt trời mới có hiệu lực đến hết năm 2020
- ·Thủ tướng cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ 1/5
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Nhật Bản siết chặt an ninh trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7
- ·Ninh Bình: Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 237 đều âm tính với SARS
- ·Nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Tổng thống Nga Putin ra lệnh ngừng bắn tạm thời tại Ukraine