【kết quả ac】Gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề truyền thống

时间:2025-01-26 22:05:20 来源:88Point
Gìn giữ,ìngiữpháthuytinhhoanghềtruyềnthố<strong>kết quả ac</strong> phát huy tinh hoa nghề truyền thống
Sản phẩm gốm sứ truyền thống được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng

Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Lễ phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ năm 2016. Ông có thể cho biết ý nghĩa của sự kiện này?

Chương trình nhằm ghi nhận, biểu dương và tôn vinh công lao đóng góp của các nghệ nhân đã và đang cống hiến tài năng, sức lực cho việc khôi phục, duy trì, sáng tạo và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ; giới thiệu những thành tựu, kết quả của hoạt động khuyến công trong công tác đồng hành, hỗ trợ khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống Việt Nam. Đây cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 71 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới.

Gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề truyền thống

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương

Chương trình gồm 3 nội dung hoạt động chính: Tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú (dự kiến có 16 Nghệ nhân Nhân dân và 84 Nghệ nhân Ưu tú đến từ 21 tỉnh, thành phố trong cả nước được vinh danh). Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệvới quy mô 1.000m2 và gần 200 gian hàng, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, đặc sắc của các nghệ nhân được đề nghị phong tặng. Tổ chức Lễ phong tặng “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”, nhằm giới thiệu, vinh danh các gia đình, dòng họ đã gìn giữ, phát huy những nghề truyền thống của dân tộc, cũng như việc gìn giữ, lưu truyền các tác phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị văn hóa đặc sắc.

Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được căn cứ theo những tiêu chí nào, thưa ông?

Việc xét tặng được thực hiện nghiêm túc theo Nghị định số 123/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Các cá nhân được tặng danh hiệu phải được hội đồng xét duyệt theo 3 cấp (cấp tỉnh, chuyên ngành cấp Bộ và cấp Nhà nước) thông qua hồ sơ xét tặng. Quá trình xét duyệt được thực hiện theo quy trình, không xem xét trường hợp đặc cách.

Theo đó, Nghệ nhân Ưu tú phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 100 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù; trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao; có tác phẩm, sản phẩm được trưng bày trong các bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử, các sự kiện lớn của đất nước, hoặc được chọn làm mẫu phục vụ công tác giảng dạy tại các trường mỹ thuật, dạy nghề; phải có tối thiểu 15 năm hoạt động trong nghề…

Danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân được xét tặng cho cá nhân đã được Nhà nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú và đạt thêm các tiêu chuẩn như: Thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên; nắm giữ kỹ năng, bí quyết, truyền nghề, dạy nghề cho từ 150 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù hoặc đã đào tạo 1 cá nhân được phong danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú; trực tiếp thiết kế, chế tác được 2 sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị kinh tế, mỹ thuật, đạt giải thưởng hoặc được cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức…

Thưa ông, sự kiện này được tổ chức thường xuyên như thế nào và Bộ Công Thương có những hoạt động cụ thể gì để giúp các nghệ nhân phát huy tài năng?

Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu, theo đó việc xét và tổ chức phong tặng dự kiến 3 năm tổ chức một lần nhằm tiếp tục ghi nhận, tôn vinh công lao đóng góp của các nghệ nhân.

Về quyền lợi, sau khi được phong tặng, các nghệ nhân được nhận huy hiệu, giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm danh hiệu theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và các quyền lợi, chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật… Các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương sẽ phối hợp nhằm tổ chức việc phong tặng gắn với hoạt động hỗ trợ cụ thể cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ và hoạt động sau này của nghệ nhân, làm sao để có sự gắn kết chặt chẽ, thực hiện các hoạt động mang tính trung và dài hạn.

Từ ngày 26-29/8, tại Hoàng thành Thăng Long, TP. Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú và chuỗi các sự kiện, hoạt động bên lề phong phú.

Các nghệ nhân được phong tặng năm 2016 chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng Bắc bộ. Nguyên do chủ yếu là khu vực miền Trung, miền Nam không nhiều nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, vì vậy số lượng nghệ nhân của 2 khu vực này ít. Sau này, các nghề mới có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều thợ giỏi đáp ứng được các tiêu chí, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng cấp tỉnh, Bộ Công Thương sẽ xem xét việc phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân tại những địa phương như: TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương; khu vực miền Trung - Tây Nguyên có Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng...

Xin cảm ơn ông!

Gương mặt nghệ nhân tiêu biểu

Truyền đam mê cho lớp trẻ

Gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề truyền thống

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Tiếp sinh ra và lớn lên tại thôn Đông Khương 1, phường Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vùng quê có nghề mộc truyền thống, tuổi thơ gắn liền với nghề mộc mà cha ông đã dày công chỉ dạy. Sau nhiều năm cống hiến, nghệ nhân Nguyễn Văn Tiếp đã đạt hàng loạt các giải thưởng lớn như: Sản phẩm tinh hoa Việt Nam 2003; Sản phẩm dự thi ấn tượng Quảng Nam 2003; Giải thưởng sáng tạo kiểu dáng sản phẩm GOLDEN V 2004-2005; Nghệ nhân làng nghề 2007 của Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng… Năm 2016, ông tiếp tục được Bộ Công Thương phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

Ông tâm sự: Tôi mong muốn đem những gì đã học từ ông cha truyền lại cho lớp trẻ nhằm phát huy hơn nữa giá trị truyền thống của làng nghề. Được phong tặng lần này, tôi thấy mình như được tiếp sức để tiếp tục theo đuổi nghề, gìn giữ bản sắc dân tộc từ những tinh hoa nghề cha ông ta đã để lại.

Góp sức phát triển nghề truyền thống

Gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề truyền thống

Khởi nghiệp từ nguồn vốn chỉ có vài trăm nghìn đồng, nhưng đến nay, Nghệ nhân Ưu tú Dương Bá Tân - làng nghề đúc đồng thủ công mỹ nghệ, thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã trở thành chủ một doanh nghiệp chuyên đúc đồng. Sản phẩm đồ đồng giả cổ của công ty đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Anh chính là một nghệ nhân trẻ, đã được phong “bàn tay vàng” ở làng Vạn Điểm.

Nghệ nhân Dương Bá Tân bộc bạch: Tôi là một người thợ vùng quê nghèo, chỉ muốn đem hết tâm huyết, sức lực để vực dậy và phát huy nghề truyền thống, làm giàu cho chính mình và quê hương. Điều quan trọng đối với người thợ đúc đồng là làm được những sản phẩm có hồn, sinh động. Vì vậy, người làm nghề phải yêu nghề, thổi nhiệt huyết vào sản phẩm.

Tạo sức sống mới cho nghề chạm bạc

Gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề truyền thống

Đam mê nghề chạm bạc từ nhỏ, Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Viết Lâm (TP. Hà Nội) được cha (người thầy đầu tiên) dạy bảo tận tâm với mong muốn con trở thành người thợ có kỹ thuật toàn diện. Với tinh thần ham học hỏi cùng sự chỉ bảo tận tâm của người cha, tay nghề của ông mỗi lúc một nâng cao. Các sản phẩm dùng trong sinh hoạt cũng như trang trí nội thất do ông làm đã thể hiện được sự tinh xảo, tính thẩm mỹ cao và đạt nhiều giải thưởng qua các triển lãm mỹ thuật.

Theo ông Lâm nghề chạm bạc, đồng có 3 công đoạn: Gò tạo dáng sản phẩm, chạm khắc trang trí trên sản phẩm và lắp ráp các chi tiết để hoàn thiện một sản phẩm hoàn chỉnh. Trong đó, việc chạm khắc trên các sản phẩm là công đoạn khó khăn nhất đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Đặc biệt, những sản phẩm rất nhỏ như nhẫn, hoa tai, mặt dây chuyền, vòng đeo cổ, đeo tay rất nhỏ, việc chạm tay rất khó và mất nhiều thời gian…

Vì vậy, ông đã nghiên cứu, khắc những hình trang trí trên khuôn bằng thép rồi đột dập các chi tiết thay làm bằng tay vừa đẹp, vừa tăng năng suất hàng trăm lần so với chạm trổ truyền thống...

Năm nay, nghệ nhân Nguyễn Viết Lâm đã 80 tuổi nhưng ông vẫn trăn trở với việc bảo tồn nghề chạm khắc bạc, đồng. Dù ông đã đào tạo hàng trăm học sinh nhưng đa số ra làm nghề tự do, sản xuất và bán những sản phẩm rẻ tiền nên tay nghề không thể nâng cao được. Ông mong muốn từ nay đến cuối đời sẽ tìm được học trò có tâm huyết và say “nghiệp” để sẽ truyền lại những kỹ năng và bí quyết góp phần bảo tồn nghề chạm khắc bạc, đồng.

Người phục chế men cổ

Gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề truyền thống

Nghệ nhân Nhân dân Trần Văn Độ cho rằng, tổ tiên đã để lại cho con cháu làng nghề Bát Tràng (Hà Nội) hồn cốt, những kỹ năng bí truyền cực kỳ giá trị, đặc biệt là màu men. Do đó, con cháu được thừa hưởng cần bảo tồn phát huy giá trị những tinh hoa làng nghề mà cha ông để lại.

Theo nghệ nhân, ở làng gốm Bát Tràng, mỗi người thợ, mỗi gia đình làm nghề gốm đều có sở trường khác nhau. Có người chú ý nhiều về đường nét sao cho nước men sáng màu, ít vẽ trang trí; người lại chỉ để tâm đến kiểu tráng men 2 lớp trong một sản phẩm hoặc sáng tạo để cho ra lò đồ gốm thô, gốm men chảy. Riêng nghệ nhân Trần Văn Độ lại chọn cho mình một lối đi riêng. Đó là việc tìm tòi phục chế những hình khối, màu men cổ.

Tiếp thu tinh hoa mà ông cha để lại, sau 17 nỗ lực tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Trần Văn Độ đã tạo ra rất nhiều dòng men quý hiếm. Đến nay, trong gia tài của nghệ nhân Trần Văn Độ đã có hàng chục loại men cổ, riêng dòng men ngọc, nghệ nhân Trần Văn Độ sở hữu tới 12 công thức pha chế khác nhau, trong số đó, dòng men nâu trầm từ trước đến nay chưa hề xuất hiện ở Bát Tràng. Nhờ pha chế thành công loại men này nên nghệ nhân đã phục chế lại hàng trăm sản phẩm gốm cổ từ thời Lý - Trần - Lê; phục chế thành công 50 hiện vật và cung tiến cho Ban Quản lý di tích Đền Hùng (Phú Thọ); Đền Đô (Bắc Ninh)...

Khát vọng từ lá, cỏ khô

Gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề truyền thống

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Bá Mưu (Hà Nội) là người Việt Nam đầu tiên làm hoa “bất tử”, ghép hoa, lá khô thành những bức tranh đầy màu sắc và sống động.

Với ông làm nghề ghép tranh lá, hoa khô phải có tâm và hội tụ đủ 3 yếu tố: Hoa, hóa và họa. Hoa là nguyên liệu làm nên sản phẩm. Hóa là sử dụng các sắc màu làm cho hoa lá bền lâu hơn mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Còn họa là tư duy cảm quan thẩm mỹ của người nghệ nhân để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật. Ông Mưu cho rằng, kỹ năng mình dạy học trò chỉ là nền tảng, còn chính học trò của ông sẽ phải tìm tòi, sáng tạo và tiếp bước con đường mà ông đã dầy công nghiên cứu.

Từ khi được phong nghệ nhân ưu tú ông luôn ý thức một điều, là nghệ nhân vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm để mình cống hiến cho nghề, cho đất nước.

Nghệ nhân Nguyễn Bá Mưu chia sẻ: Với ông việc kinh doanh là thứ yếu, mục tiêu chính tiêu chính của ông là dạy, truyền nghề để tạo cho người Việt Nam có một nghề mới, nghề làm tranh bằng lá và hoa khô.

推荐内容