发布时间:2025-01-25 10:12:53 来源:88Point 作者:Thể thao
>>Thế giới trên nửa triệu người nhiễm virus,ếgiớitrênngườitửvongAnhchuyểncảnướcsangtìnhtrạngkhẩncấpnhưthờichiếkết quả giải vô địch G-20 cam kết lập mặt trận chung chống đại dịch
Tính tới 6h sáng 30/3 (theo giờ Việt Nam), số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu là 718.656. Trong vòng 24h qua đã có thêm 55.574 ca nhiễm mới. Theo số liệu của trang worldometers.info, ngày 29/3 là một trong những ngày thế giới chứng kiến số người tử vong cao nhất kể từ khi dịnh bệnh bùng phát tới nay với 3.035 ca, nâng tổng số người thiệt mạng trên thế giới lên 33.891.
Đại dịch COVID-19 hiện đã lan tới 199 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 150.918 trường hợp phục hồi sức khỏe. Mỹ, Italy, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Iran và Anh là những nước chịu hậu quả nặng nề nhất của dịch bệnh chết người đang làm chao đảo thế giới này.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 vào bệnh viện Severo Ochoa ở Leganes, Tây Ban Nha ngày 26/3/2020. |
Trong ngày 29/3, Tây Ban Nha và Italy ghi nhận số ca tử vong cao nhất thế giới.
Tây Ban Nhađã công bố thêm 821 ca tử vong mới do dịch bệnh COVID-19 trong 24h qua, một kỷ lục đáng buồn mới của nước này. Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 29/3 cho biết, tổng số ca tử vong tại nước này do dịch COVID-19 hiện đã lên tới 6.803 trường hợp, trong khi đó tổng số người nhiễm COVID-19 cũng đã tăng lên 80.110.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại, theo đó những lao động làm việc trong ngành dịch vụ không thiết yếu sẽ phải ở nhà trong 2 tuần. Ông Sanchez cho biết các lao động thuộc diện này sẽ vẫn được hưởng lương như bình thường nhưng muộn hơn. Biện pháp trên dự kiến có hiệu lực từ ngày 30/3 – 9/4 tới.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Sanchez hối thúc EU hành động và kêu gọi khối này đưa ra “chiến lược thống nhất về xã hội và kinh tế”. Ông Sanchez cũng kêu gọi EU phát hành các trái phiếu phục hồi, cho rằng các nền kinh tế thành viên phải cùng chia sẻ gánh nặng nợ công nhằm đối phó với dịch COVID-19.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu tại phiên họp Quốc hội ở Rome ngày 25/3/2020 . |
Tại Italy,giới chức y tế thông báo có thêm 756 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên tới 10.799 người kể từ khi dịch bùng phát tại đây ngày 21/2 vừa qua. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh tại Italy đã tăng thêm 5.217 ca lên 97.689 ca, chỉ xếp sau Mỹ - nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã thông qua gói biện pháp mới có trị giá 4,7 tỷ euro (5,24 tỷ USD) nhằm hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Ông Conte nêu rõ chính phủ sẽ dành 4,3 tỷ euro cho chính quyền các thành phố đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và dành một quỹ đặc biệt 400 triệu euro cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Nhằm ngăn dịch bệnh tiếp tục lây lan, Bộ trưởng Giáo dục Italy Lucia Azzolina cho biết quyết định đóng cửa các trường học, bắt đầu từ ngày 5/3 vừa qua, sẽ được gia hạn đến hết ngày 3/4 tới.
Một tuyến phố vắng vẻ khi chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa trên toàn quốc do dịch COVID-19 tại York, Anh ngày 25/3/2020. |
Anhtrong 24h qua cũng chứng kiến số ca tử vong tăng mạnh. Tới rạng sáng 30/3, số ca tử vong do COVID-19 tại Anh tăng thêm 209 trường hợp, đưa tổng số ca tử vong tại nước này từ đầu dịch đến nay lên 1.228 người và 19.552 người bị mắc bệnh.
Chiều 29/3, Bộ trưởng Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương của Anh Robert Jenrick tuyên bố toàn bộ nước Anh hiện đặt trong tình trạng khẩn cấp, một điều chưa có tiền lệ trong thời bình.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Jenrick cho biết "chúng ta chưa bao giờ có lệnh này kể từ Thế chiến thứ 2", để chiến đấu chống lại virus SARS-CoV-2, các trung tâm điều phối chiến lược đã được thành lập trên khắp cả nước và chính phủ Anh sẽ không dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt hiện nay trong vài tuần tới.
Một tuyến phố vắng vẻ khi chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa trên toàn quốc do dịch COVID-19 tại London, Anh ngày 25/3/2020. |
Cũng tại cuộc họp báo, quan phụ trách y tế của vùng England, bà Jenny Harries, cảnh báo nguy cơ nước Anh sẽ đối mặt với làn sóng đỉnh dịch COVID-19 lần thứ hai nếu dỡ bỏ sớm những biện pháp phong tỏa, vốn được xem xét lại sau mỗi 3 tuần và cho rằng người dân Anh có thể sẽ phải thực hiện lệnh phong tỏa kéo dài tới 6 tháng.
Bà Harries cho biết, hiện giờ còn quá sớm để biết liệu Anh có đạt được kết quả mong muốn là hạ thấp đỉnh dịch lây lan ở Anh hay không, do vậy, việc ngay lập tức dỡ bỏ mọi lệnh phong tỏa, trở về cuộc sống bình thường sẽ vô cùng nguy hiểm. Bà cho rằng trong thời gian 6 tháng tới, chính phủ sẽ đánh giá tình hình sau mỗi 3 tuần và đưa ra những điều chỉnh phù hợp đối với các biện pháp giãn cách xã hội, từng bước đưa nước Anh trở lại hoạt động bình thường.
Chánh Văn phòng Nội các Anh, người giữ vai trò chủ chốt trong các công tác chuẩn bị đối phó với khủng hoảng COVID-19, ông Michael Gove cho rằng đỉnh dịch không phải "là một thời điểm cố định sẵn", sau khi có một số báo cáo cho rằng đỉnh dịch tại Anh rơi vào ngày 13/4. Ông Gove cho rằng để qua đỉnh dịch phụ thuộc nhiều vào hành vi ứng xử, thực hiện các biện pháp cách ly xã hội của người dân.
Lực lượng y tế khẩn cấp chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ bệnh viện ở Mulhouse lên xe cứu thương để sơ tán tới các bệnh viện ở phía Tây nước Pháp ngày 29/3/2020. |
Phápngày 29/3 ghi nhận thêm 292 ca tử vong mới, nâng tổng số người thiệt mạng vì đại dịch COVID-19 tại nước này lên 2.606. Hiện tổng số ca mắc bệnh tại Pháp là 40.174, tăng 2.599 trường hợp so với một ngày trước.
Tại Đức, Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức, ông Lothar Wieler ngày 29/3 cho rằng rất có khả năng các bệnh viện ở Đức sẽ quá tải trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay và không bác bỏ nguy cơ Đức sẽ rơi vào hoàn cảnh như ở Italy.
Ông Wieler nhận định có nguy cơ cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 sẽ đẩy hệ thống y tế Đức tới giới hạn và rất nhiều bệnh nhân nặng sẽ cần tới máy thở trong các bệnh viện. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến trưa 29/3 theo giờ Đức, trên cả nước đã ghi nhận 58.247 ca nhiễm và 455 ca tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Dresden, Đức ngày 26/3/2020. |
Tại Nga, Thị trưởng thủ đô Moskva, ông Sergei Sobyanin, thông báo trong những ngày tới, việc rời khỏi nhà ra đường sẽ chỉ có thể nếu được cấp phép. Thị trưởng Sobyanin thông báo "trong những ngày tới, sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức, (công dân) sẽ có thể ra khỏi nhà nếu được cho phép, theo các quy định do chính quyền Moskva ban hành". Trong trường hợp không được cho phép, công dân sẽ không thể rời khỏi nơi cư trú. Để theo dõi hoạt động đi lại của người dân Moskva, Thị trưởng Sobyanin cho biết một hệ thống thông minh đặc biệt giám sát chế độ "cách ly" tại nhà sẽ được phát triển trong tuần tới.
Trước đó, chính quyền thủ đô Moskva thông báo, từ ngày 30/3, thủ đô nước Nga áp dụng chế độ "tự cách ly" đối với công dân mọi lứa tuổi. Người dân chỉ có thể rời nhà trong trường hợp cấp cứu và những trường hợp trực tiếp đe dọa tới tính mạng và sức khỏe khác; đi làm bắt buộc; mua sắm tại cửa hàng hoặc hiệu thuốc gần nhất; đưa vật nuôi đi dạo cách nhà không quá 100m và đổ rác. Chế độ "tự cách ly" đối với mọi cư dân tỉnh Moskva cũng được Thống đốc tỉnh Andrei Vorobyov công bố bắt đầu từ 20h00 ngày 29/3 tức 0h00 30/3 theo giờ Việt Nam. Tới nay, Nga đã ghi nhận 1.534 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 8 người tử vong.
Chuyên gia quân đội Nga khử khuẩn bên ngoài Viện dưỡng lão ở Albino, Italy, nơi có 35 trường hợp tử vong do dịch COVID-19, ngày 28/3/2020. |
Mỹđã vượt qua cả Italy và Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19. Đến sáng 30/3, Mỹ đã ghi nhận 140.256 ca mắc và 2.457 ca tử vong do COVID-19. Các chuyên gia cảnh báo dịch bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ hơn ở quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới này với số ca nhiễm tăng nhanh hàng ngày và đỉnh dịch có thể rơi vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 tới.
New York là "tâm dịch" tại Mỹ. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cũng đã lùi thời điểm tiến hành vòng bỏ phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 tại bang này từ ngày 28/4 sang ngày 23/6. New York hiện là tâm dịch COVID-19 tại Mỹ với số ca tử vong tại bang này chiếm tới 1/3 toàn nước Mỹ.
Ngày 29/3, Thống đốc Cuomo đã quyết định kéo dài lệnh đóng cửa mọi hoạt động tại tiểu bang này tới ngày 15/4 trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại New York đã lên tới 59.513, tăng hơn 7.000 ca so với chỉ một ngày trước đó, với 965 người đã tử vong.
Một chuyến bay chuyên chở khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ y tế và các trang thiết bị y tế khác đang trên đường từ Trung Quốc tới New York và đây là chuyến hàng đầu tiên được chuyển tới theo mô hình đối tác công - tư (PPP) do cố vấn đồng thời là con rể Tổng thống Donald Trump, Jared Kushner, sắp xếp.
Nhân viên y tế kiểm tra các lái xe nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, tại công viên Elysian, ở Los Angeles, Mỹ ngày 27/3/2020. |
Tại châu Á, sau một thời gian ngắn dịch bệnh có vẻ được kiểm soát tốt, ngày 30/3 Hàn Quốc và Nhật Bản đã chứng kiến các con số tăng trở lại.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun ngày 29/3 cho biết nước này sẽ tiến hành việc bắt buộc cách ly trong 2 tuần đối với tất cả những người nhập cảnh bắt đầu từ ngày 1/4 vì số ca nhiễm COVID-19 từ nước ngoài ở Hàn Quốc đang gia tăng. Tính đến sáng 29/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc đã lên tới 9.583 trường hợp và số ca tử vong là 152 trường hợp.
Đài NHK của Nhật Bản ngày 29/3 đưa tin, thủ đô Tokyo đã ghi nhận thêm 68 ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Nhật Bản đã tăng lên gần 1.700 người, trong đó có 52 ca tử vong tính tới sáng 29/3, con số này không bao gồm những ca mắc bệnh trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly hồi tháng trước.
Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 28/3/2020. |
Tại Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh hồi tháng 12/2019, người phát ngôn Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mễ Phong cho biết, việc số ca nhiễm COVID-19 "nhập khẩu" từ nước ngoài đang ngày càng gia tăng tại Trung Quốc làm tăng nguy cơ nước này sẽ phải đón nhận đợt lây nhiễm thứ 2. Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 693 ca nhiễm từ nước ngoài, điều đó có nghĩa là có nguy cơ tương đối lớn xảy ra một đợt lây nhiễm mới.
Trong khi đó, Bộ Y tế Iran cho biết trong 24 giờ qua, đã có thêm 2.901 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại quốc gia Trung Đông này lên 38.309 người. Tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo chính phủ nước này đã phân bổ ngân sách lên tới 23,9 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế.
Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 14/3/2020. |
Tính tới rạng sáng 30/3, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 7.839 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 832 ca mới. Số người thiệt mạng vì dịch bệnh nguy hiểm đã tăng vọt lên 230 người, nhiều hơn 24 ca so với một ngày trước đó. Các nước trong khu vực cũng thông báo 879 người đã được điều trị thành công và xuất viện. Indonesia, Philippines và Malaysia đang là những điểm dịch nóng nhất tại Đông Nam Á.
Trong ngày 29/3, Philippines là nước thành viên ASEAN ghi nhân số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất, 343 trường hợp. Theo Bộ Y tế Philippines, trong 24h qua, quốc gia này cũng có thêm 3 người tử vong.
Tới nay, Philippines đã ghi nhận tổng cộng 1.418 ca nhiễm COVID-19, trong đó 71 người tử vong. Bên cạnh đó, cũng đã có thêm 7 bệnh nhân hồi phục, nâng tổng số bệnh nhân hồi phục tại Philippines lên thành 42 người.
Indonesia ghi nhận số ca tử vong mới cao nhất khu vực trong ngày 29/3. Theo giới chức y tế nước này, đã có 12 người thiệt mạng vì mắc COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại "quốc gia vạn đảo" lên 114 người, nhiều nhất khu vực. Quan chức y tế Achmad Yurianto cho biết Indonesia ghi nhận thêm 130 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia Đông Nam Á lên thành 1.285 người. Số ca khỏi bệnh hiện là 64.
Người Singapore đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19. |
Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này ngày 29/3 thông báo có thêm 150 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 2.470 trường hợp. Số ca tử vong tại Malaysia cũng tăng thêm 7 trường hợp, lên con số 34 tính tới hết ngày.
Tại Lào, trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch COVID-19 trên toàn cầu, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ngày 29/3 đã ban hành Chỉ thị số 06 yêu cầu tăng cường hơn nữa các hoạt động phòng chống và dập tắt sự lây lan của dịch bệnh. Tính tới ngày 29/3, Lào đã tiến hành xét nghiệm cho 311 trường hợp nghi mắc COVID-19, trong đó có 8 trường hợp cho kết quả dương tính.
Campuchia cùng ngày thông báo nước này ghi nhận thêm 4 ca dương tính với COVID-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 103 trường hợp.
Người vô gia cư trong một khu nhà tạm dành cho người không có nhà cửa tại thủ đô Pretoria, Nam Phi. |
Tại Trung Đông và châu Phi, Bộ Y tế các nước Ai Cập, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 29/3 thông báo tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp nhiễm COVID-19.
Bộ Y tế Ai Cập xác nhận có thêm 33 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia này lên 609. Số người tử vong do chủng virus nguy hiểm này cũng đã cán mốc 40, sau khi có thêm 4 trường hợp tử vong mới trong ngày.
Trong khi đó, Bộ Y tế Syria cho biết quốc gia này đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do nhiễm COVID-19. Bệnh nhân là một phụ nữ Syria phải nhập viện cấp cứu tại thủ đô Damascus cùng ngày, song đã tử vong không lâu sau đó. Kết quả giám định cho thấy bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 và là trường hợp tử vong đầu tiên do nhiễm chủng virus nguy hiểm này tại Syria. Cùng ngày, Syria ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng ca nhiễm bệnh ở nước này lên con số 9.
Bộ Y tế Angola cùng ngày cho biết nước này đã ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh COVID-19 là một người đàn ông 59 tuổi, sinh sống thường xuyên ở Bồ Đào Nha và đến Angola hôm 12/3. Trường hợp thứ hai là một công dân Angola 37 tuổi, từ nước ngoài trở về hôm 13/3. Theo Bộ trưởng Y tế Silvia Lutucuta, cả 2 trường hợp đều tử vong vào ngày 28/3.
Theo TTXVN
相关文章
随便看看