Trong quá trình xây dựng và phát triển,êngọiQuânđộiNhândânViệtNamđượcgọithốngnhấttừkhinàlịch thi đấu giải vô địch quốc gia italia Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi tên, với những tên gọi khác nhau.
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ". Nguồn ảnh: Đại học Trần Đại Nghĩa. |
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, được thành lập ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi tên: từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đến Việt Nam Giải phóng quân, đến Vệ quốc đoàn, Quân đội Quốc gia Việt Nam, Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Vậy tên gọi “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” chính thức có từ bao giờ và được ghi nhận lần đầu tiên ở văn bản nào?
Qua tìm hiểu các tư liệu, tài liệu lưu trữ phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng tôi thấy có một văn bản ghi nhận lại điều này.
Tuy nhiên trước khi đi vào nội dung chính yếu của văn bản này, chúng ta cùng điểm lại một số tài liệu lưu trữ ghi lại những dấu mốc quan trọng gắn với sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua tên gọi từng thời kỳ.
Từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đến Quân đội Quốc gia Việt Nam
Đầu tiên là Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo sách Từ nhân dân mà racủa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 21/12/1944, một ngày trước lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trao cho ông bản chỉ thị này được đặt trong một bao thuốc lá.
Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh đấu tranh bí mật lúc bấy giờ, nên hiện nay bản gốc chỉ thị do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết gửi Tướng Giáp đã bị thất lạc.
Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (bản viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sao nguyên văn bản chỉ thị gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh), trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. |
Rất may, với tinh thần và trách nhiệm của vị Tướng từng dạy môn Sử, lại là nhân chứng trực tiếp tham gia sự kiện lịch sử, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã để lại cho hậu thế một bản viết tay sao nguyên văn bản gốc của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bản viết tay này được ông thực hiện trên 2 trang giấy tương đương khổ A5.
Ở cuối văn bản, Đại tướng đã ghi chú rất cẩn thận và rõ ràng, có cả chữ ký xác nhận của ông: “Đây là bản sao nguyên văn Chỉ thị của Bác Hồ gửi từ Pắc Bó; tôi đã nhận được Chỉ thị này tại tổ bí mật rừng Hoàng Hoa Thám, vào ngày 21/12/1944, một ngày trước ngày lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải phóng quân (22/12/1944)”. Ký tên: Văn.
Tờ 1 Sắc lệnh số 71/SL ngày 22/5/1946. Nguồn: TTLTQGIII. |
Thứ hai là Sắc lệnh số 71/SL ngày 22/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ về việc ấn định quy tắc trong Quân đội quốc gia Việt Nam. Văn bản này do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành và người ký là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sắc lệnh (không tính phần Qui tắc ban hành kèm theo) được đánh máy bằng máy đánh chữ trên 1 trang A4, không có dấu thanh (dấu thanh được điền thêm vào bằng bút mực đen). Văn bản còn có thêm chữ ký của ông Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký phó thự.
Về tên gọi của Quân đội Việt Nam, Điều 1 Sắc lệnh ghi: “Quân đội của nước Việt Nam là một Quân đội Quốc gia”. Điều thứ 2 Sắc lệnh quy định: “Quân đội Quốc gia, về ngành Lục quân chỉnh đốn theo bản qui tắc định sau Sắc lệnh này”.
Từ Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam đến Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thứ ba là Sắc lệnh số 14/SL ngày 12/3/1949 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia đổi tên là Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam.
Sắc lệnh (được đánh máy bằng máy đánh chữ trên 1 trang A4, không có dấu thanh (dấu thanh được điền thêm vào bằng bút mực đen) . Văn bản còn có thêm chữ ký (tiếp ký) của ông Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy của Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Sắc lệnh số 14/SL ngày 12/3/1949. Nguồn: TTLTQGIII. |
Về việc đổi tên, Điều 1 Sắc lệnh ghi: “Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam nay đổi tên là Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam”.
Sắc lệnh cũng quy định Danh hiệu của Tổng chỉ huy Quân đội các cấp. Điều 3 ghi: “Danh hiệu Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam đổi tên là Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam và Liên khu trưởng đổi là Tư lệnh Liên khu”.
Về tài liệu lưu trữ ghi nhận tên gọi “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” được gọi thống nhất là Công văn số 400 - TTg ngày 23/9/1954 của Thủ tướng Phủ gửi các bộ, các ủy ban hành chính liên khu và khu, các đoàn thể (Bản sao lục). Công văn do Thủ tướng Phủ ban hành, người ký là Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Văn bản gồm nội dung chính văn của Công văn số 400-TTg và phần thể thức sao lục (trình bày ở cuối văn bản), được đánh máy bằng máy đánh chữ trên 1 trang A4, không có dấu thanh (dấu thanh được điền thêm vào bằng bút mực đen). Văn bản còn có chữ ký của ông Đào Ngọc My, ký TL. Văn phòng Thủ tướng phủ, ngày 24/9/1954.
Công văn số 400 – TTg ngày 23/9/1954. Nguồn: TTLTQGIII. |
Nội dung văn bản: Thủ tướng phủ gửi các bộ, các ủy ban hành chính liên khu và khu, các đoàn thể. Quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ nay gọi thống nhất là: “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”.
Theo một số tư liệu, ngay từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ”. Tuy nhiên, với những thông tin từ Công văn số 400 - TTg ngày 23/9/1954, thì có thể khẳng định tên gọi “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong một văn bản của Chính phủ và được gọi thống nhất trong toàn quốc kể từ ngày 23/9/1954.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected].Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.