设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【cặp đấu c1】Chủ động vươn lên thoát nghèo 正文

【cặp đấu c1】Chủ động vươn lên thoát nghèo

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-12 20:42:26

Nhờ sự quan tâm,ủđộngvươcặp đấu c1 hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể, cùng ý chí vượt khó, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã vươn lên, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tươm tất hơn.

Từ hỗ trợ của chính quyền địa phương và nỗ lực vượt khó, gia đình bà Phụng đã thoát nghèo.

Quyết tâm vượt khó

Đến nhà bà Nguyễn Thị Phụng, ở ấp Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ, vào buổi trưa, đúng lúc bà vừa đi mua phế liệu về tới. Mặt lấm tấm mô hôi, bà Phụng chia sẻ: “Nhờ công việc này, cuộc sống gia đình tôi đỡ lắm. Dù đi xa, tay chân mỏi nhừ, nhưng bù lại có thu nhập nên phấn khởi”.

Trước đây, vợ chồng bà Phụng đi làm ở xa. Sau nhiều năm bôn ba xứ người cuộc sống không những không được cải thiện, mà còn túng thiếu, vất vả hơn. Thế là, vợ chồng bà quyết định về quê lập nghiệp.

Vốn tính tháo vát, bà Phụng làm hết chuyện này đến chuyện nọ để lo cuộc sống gia đình, bởi chồng bà bị bệnh, không thể đi làm. Mỗi ngày mới hơn 3 giờ sáng bà thức dậy nấu xôi rồi đi bán, đến trưa sau khi lo cơm nước xong, ai thuê mướn thêm thì bà đi làm.

Để tạo điều kiện cho bà có thêm việc làm, tăng thu nhập, địa phương đã hỗ trợ 5 triệu đồng. Với số vốn này bà mua chiếc xe đi mua phế liệu. Ban đầu làm nghề này bà gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh, vốn chưa nhiều. Để mua được nhiều đồ, bà phải đi nhiều chỗ tìm mối, chịu khó đi cả buổi trưa. Nhờ sự chăm chỉ, mỗi ngày bà Phụng có thêm nhiều khách hàng, khi có phế liệu đều gọi điện thoại để bà đến lấy. Công việc ngày một thuận lợi và tạo nguồn thu nhập tăng cao cho gia đình, từ lúc ban đầu lợi nhuận từ mua phế liệu chỉ từ 3-4 triệu đồng/tháng, nay đã tăng lên 6-7 triệu đồng, đời sống kinh tế ngày càng ổn định hơn.

Qua rà soát và chấm điểm các tiêu chí, gia đình đã chính thức gạt tên mình ra khỏi danh sách hộ nghèo. Để kinh tế phát triển, bà Phụng dự định tới đây sẽ vay vốn để chăn nuôi. Theo bà Phụng, muốn thoát nghèo, ngoài sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì chính bản thân người trong cuộc phải có quyết tâm vượt khó. Bởi nếu cứ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì kinh tế khó mà ổn định.

Rời nhà bà Phụng, mọi người tiếp tục đến thăm gia đình anh Văn Công Phong, ở ấp Tân Quới Kinh, xã Tân Bình - một trong những hộ không ngừng nỗ lực vươn lên trên mặt trận giảm nghèo và thu được “quả ngọt”.

Siêng năng, chăm chỉ lao động, gia đình anh Phong đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.

Năng động để thoát nghèo

Ngày mới ra ở riêng, vì hoàn cảnh khó khăn vợ chồng anh Phong cất căn nhà nhỏ để ở. Với 1,5 công đất ruộng nhưng năng suất không được bao nhiêu, cuộc sống chật vật khi 2 đứa con lần lượt chào đời. Thấy vợ chồng anh chí thú làm ăn, chính quyền địa phương luôn giúp đỡ như tạo điều kiện để gia đình vay vốn ưu đãi; hướng dẫn mô hình làm ăn hiệu quả… Trước sự quan tâm của mọi người, anh Phong luôn trăn trở suy nghĩ và càng hạ quyết tâm phải thoát nghèo.

Anh thường xuyên tham khảo các mô hình kinh tế hiệu quả qua sách báo, mạng xã hội và các hộ dân trong ấp. Rồi anh bàn với vợ cải tạo 1,5 công đất ruộng để trồng hoa màu, bởi trồng màu không cần nhiều vốn chỉ cần bỏ công chăm sóc.

Nhờ hướng đi đúng đắn này, gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định. Năm nay, anh trồng mướp, khi vào vụ thu hoạch mỗi ngày “bỏ túi” từ 300.000-400.000 đồng. Anh Phong chia sẻ: “Trồng hoa màu vốn đầu tư không cao, chủ yếu là lấy công làm lời. Các loại hoa màu như mướp, các loại rau… trồng được quanh năm và rất dễ tiêu thụ. Nhưng để trồng đạt năng suất cao, người trồng phải chịu khó, thường xuyên làm cỏ, tưới nước và chủ động phòng ngừa sâu bệnh. Đối với các loại hoa màu này, hầu hết là ngắn ngày nên chúng tôi mau có thu nhập, nhờ đó gia đình cũng bớt khó khăn và có tích lũy để vươn lên”. 

Ngoài trồng màu, gia đình còn nuôi thêm ếch sinh sản. Mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 4-5 triệu đồng từ bán ếch con. Tận dụng thời gian rảnh, anh còn đi đặt trúm, kiếm cá.

Để tạo điều kiện cho gia đình phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, chính quyền địa phương đã hỗ trợ 2 con bò từ dự án nuôi bò thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nhờ chịu khó, đời sống gia đình dần cải thiện và ngày càng ổn định. Anh Phong bộc bạch: “Chúng tôi không ngại cực, sợ khổ, chỉ mong có được việc làm, để có nguồn thu nhập ổn định, lo cuộc sống gia đình. Thoát nghèo rồi càng phải cố gắng lao động hơn nữa, để kinh tế phát triển, tránh tái nghèo”.

Với ý chí, tinh thần vượt khó đã giúp gia đình bà Phụng, anh Phong và nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện có được cuộc sống ổn định, tươm tất hơn. Từ đó, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 1,87% vào cuối năm nay. Trong hành trình thoát nghèo, bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương thì yếu tố rất quan trọng chính là sự nỗ lực, quyết tâm của từng cá nhân. Họ không ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà cật lực lao động, chủ động vươn lên để thay đổi cuộc sống, để không trở thành gánh nặng cho xã hội…

Đầu năm nay, huyện Phụng Hiệp còn 2.697 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,3% và 2.639 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,2%. Qua rà soát cuối năm, toàn huyện còn 951 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,87%; 2.922 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,74%.

 

BÍCH CHÂU

热门文章

0.0924s , 7235.015625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【cặp đấu c1】Chủ động vươn lên thoát nghèo,88Point  

sitemap

Top