Trong bản báo cáo được công bố định kì mỗi 4 năm về những mối đe dọa trong tương lai ảnh hưởng tới lợi ích của quân đội Mỹ và các đểm nóng khác,ếnđổikhíhậutoàncầucóthểlàmgiatăngchiếntranhvàxungđộtgiữacácquốlịch thi đấu giải vô địch quốc gia hàn quốc Lầu năm góc đã xếp hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu vào một trong số những tác nhân có sức ảnh hưởng lớn nhất và sẽ trở thành mối nguy hiểm hàng đầu cần được ngăn chặn của các chiến lược quốc phòng trong thời gian tới. Biến đổi khí hậu toàn cầu được xem là một trong những nguyên nhân của chiến tranh và xung đột khu vực. Ảnh minh họa“Những áp lực mà biến đổi khí hậu gây ra sẽ khơi mào cho những cuộc tranh giành các nguồn tài nguyên, đồng thời tạo thêm những gánh nặng cho các nền kinh tế, xã hội và tổ chức quản lý trên toàn thế giới”, trích bản báo cáo được công bố hồi đầu năm nay. Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó cũng đồng tình với báo cáo và nhấn mạnh, biến đổi khí hậu có thể khiến tình trạng nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bất ổn chính trị và căng thẳng xã hội leo thang, trong khi đó đều là những mồi lửa dẫn tới sự bùng nổ của các hoạt động khủng bố, các tổ chức cực đoan và các hình thức bạo lực khác. Biến đổi khí hậu toàn cầu được nhiều nghiên cứu thừa nhận sẽ dẫn tới căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia. Ảnh minh họaNghiên cứu này của Mỹ cũng phù hợp với quan điểm của IPCC (Ủy ban liên chính phủ của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu) cho rằng biến đổi khí hậu có thể dẫn tới chiến tranh và gia tăng xung đột tại các khu vực trên thế giới. Minh chứng rõ ràng nhất có lẽ phải kể tới khu vực Sahel khô cằn nằm tại phía tây bắc châu Phi, nơi căng thẳng và xung đột đang liên tiếp nổ ra, xoay quanh vấn đề tranh chấp đất đai canh tác, do sự thiếu thốn về lương thực và cây trồng mà biến đổi khí hậu gây ra. Hay như năm ngoái, chính phủ Pháp đã phải gửi quân đội và vũ khí tới Mali để ngăn chặn sự bành trướng của các lực lượng Hồi giáo vũ trang tại nước này. Tuy nhiên, các cơ quan cứu trợ cũng cảnh báo, khả năng nguồn nước và thức ăn sẽ trở nên khan hiếm hơn do biến đổi khí hậu trong thời gian tới có thể sẽ khiến tình trạng mất ổn định tại khu vực tiếp tục kéo dài. Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể khiến những căng thẳng tại Mali trở lại một lần nữa. Ảnh minh họaMặc dù quân đội Mỹ không trực tiếp chỉ ra các khu vực cụ thể có thể sẽ diễn ra các cuộc chiến tranh hậu biến đổi khí hậu, nhưng nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy, khu vực trung tâm và miền nam châu Á , như phía bắc Ấn độ và Pakistan hay các nước Cộng hòa Liên Xô cũ, có khả năng sẽ là những nơi có nguy cơ mất ổn định cao nhất. Phan Huyền Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài căng thẳng Biển Đông |