【kq kashima antlers】Ưu tiên phát triển sản phẩm nông nghiệp lợi thế
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 10:44:37 评论数:
(CMO) Theo lộ trình hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp thời gian tới, Cà Mau sẽ ưu tiên tập trung thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh theo 3 nhóm sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương). Cùng với việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường. Ðây cũng là những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng đến một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững.
Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: "Mục tiêu quan trọng đã được cụ thế hoá tại Kế hoạch Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được UBND tỉnh ban hành là nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Trên cơ sở cơ cấu lại ngành nông nghiệp cho phù hợp yêu cầu và điều kiện của tỉnh. Phát triển nông nghiệp hiện đại, thông minh, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nông thôn được phát triển toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hoá, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị. Cùng với đó là xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh".
Trong đó, đối với việc hoàn chỉnh cơ cấu nông nghiệp, địa phương sẽ ưu tiên tập trung thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh theo 3 nhóm sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương).
Ông Phan Hoàng Vũ cho biết: "Ðối với nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, địa phương sẽ tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hoá đồng bộ, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu cấp quốc gia. Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước".
Ðịnh hướng phát triển sản phẩm chủ lực quốc gia là phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học. Tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Dự kiến tổng diện tích nuôi tôm đến năm 2030 khoảng 280.000 ha, sản lượng đạt 350.000 tấn. Trong đó, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 8.000 ha, nuôi tôm thâm canh 1.700 ha, nuôi tôm quảng canh cải tiến 240.000 ha.
Dự kiến tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh đến năm 2030 khoảng 280.000 ha, sản lượng đạt 350.000 tấn, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 8.000 ha. |
Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh gồm cua biển, lúa gạo, chuối, gỗ, sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Trong đó, cua biển vẫn tiếp tục duy trì, phát triển nuôi cua xen ghép với tôm và các loại thuỷ sản khác trong các loại hình nuôi, với diện tích khoảng 250.000 ha, sản lượng khoảng 25.000 tấn/năm.
"Theo kế hoạch, địa phương sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, giữ ổn định diện tích gieo trồng khoảng 95.000 ha, trong đó bố trí diện tích lúa - tôm khoảng 45.000 ha, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu. Tăng diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao lên khoảng 70-75%, nâng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận trên 90%. Ðẩy mạnh phát triển sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Tăng sản lượng chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm chế biến từ gạo và phụ phẩm của lúa gạo (rơm, rạ, trấu, cám...) để tăng giá trị gia tăng. Phát triển ổn định vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của tỉnh ở vùng Bắc Cà Mau", ông Vũ cho biết thêm.
Song song đó là tổ chức lại sản xuất các vùng trồng chuối, tận dụng khai thác đất đai ở vùng sản xuất khó khăn (đất nhiễm phèn, mặn, đất vườn tạp, đất bờ kênh, bờ xáng ...) mở rộng diện tích chuối 6.000 ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn chuối. Tập trung phát triển rừng trồng thâm canh gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và thị trường lâm sản. Phát triển lâm sản ngoài gỗ, bước đầu xác định các loài cây có khả năng sinh trưởng tốt tại U Minh Hạ và có thị trường tiêu thụ.
Nhóm sản phẩm chủ lực cấp huyện, ngoài việc tập trung đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, còn có 12 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm chủ lực cấp huyện, gồm: cá bổi, cá chình, cá bống tượng, sò huyết, nghêu, heo, gà, con ruốc, mật ong, trái cây, bồn bồn, sản phẩm từ cây dừa, cá khô biển (cá bớp, mực, cá khoai...).
Ðối với nhóm sản phẩm này, UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương căn cứ lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, có cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp huyện. Ðẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tập trung triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Theo hoạch định, từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, địa phương sẽ tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững. Ðể thực hiện được điều này, địa phương chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản. Ðổi mới phương thức quản lý, sử dụng và kinh doanh vật tư nông nghiệp hướng tới nền sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp, có trách nhiệm. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Cùng với đó, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hoá đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Ðẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao thân thiện với môi trường và hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trong bảo quản, chế biến nông sản./.
Văn Ðum