【vizela đấu với sporting】Cần khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội

时间:2025-01-10 20:40:56 来源:88Point

can khuyen khich phat trien doanh nghiep xa hoi

Những đối tượng cần được hỗ trợ tại Việt Nam còn rất lớn. Ảnh minh họa,ầnkhuyếnkhíchpháttriểndoanhnghiệpxãhộvizela đấu với sporting nguồn: Internet

Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia, khách mời tại Diễn đàn Đầu tư xã hội Việt Nam 2014 lần thứ 2 được tổ chức tại TP.HCM ngày 4-12 dưới sự phối hợp của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng, Trung tâm Phát triển doanh nghiệp xã hội Tia Sáng và Quỹ đầu tư xã hội Lotus Impact.

Tại nhiều nước trên thế giới, mô hình doanh nghiệp xã hội đã phát triển từ lâu và nhận được nhiều hỗ trợ của nhà nước. Đơn cử như tại Mỹ, theo bà Dana Doan- tư vấn chiến lược của Trung tâm phát triển cộng đồng LIN, những nhà đầu tư đổ tiền vào doanh nghiệp xã hội sẽ không phải đóng thuế. Tại Thái Lan, Chính phủ cũng dành 3% từ tiền thuế thu từ thuốc lá và hoạt động vũ trường để đầu tư vào doanh nghiệp xã hội…

Trong khi đó, tại Việt Nam mô hình doanh nghiệp xã hội vẫn còn khá mới mẻ. Theo ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, với sự tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong những năm vừa qua, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động xã hội sẽ ngày một giảm. Tuy nhiên, thực tế những đối tượng cần được hỗ trợ về việc làm như người nghèo, người khuyết tật, thương bệnh binh… của Việt Nam vẫn rất lớn. Dù Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình nhưng với sự sụt giảm của các nguồn tài trợ, nhu cầu của xã hội đối với mô hình doanh nghiệp xã hội sẽ tăng lên.

Mới đây, Luật Doanh nghiệp sửa đổi - được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 - khóa XIII, doanh nghiệp xã hội đã được thừa nhận là một hình thức doanh nghiệp, được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp đã được quy định, nhưng khác ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ chế đặc thù nào để khuyến khích doanh nghiệp xã hội phát triển, chưa có quỹ nào đầu tư vào doanh nghiệp xã hội. Trong khi hoạt động của các doanh nghiệp xã hội sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về xã hội, môi trường khi cam kết dành ít nhất 51% lợi nhuận hằng năm cho hoạt động tái đầu tư các lĩnh vực môi trường, xã hội đã đăng ký.

Hầu hết các doanh nghiệp xã hội có mặt tại hội thảo đều cho rằng, Nhà nước cần xây dựng các chính sách cụ thể cho doanh nghiệp xã hội, xoay quanh những vấn đề trọng tâm như các chính sách khởi nghiệp cho doanh nghiệp xã hội. Đối với những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động cần phải có những ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích về đầu tư, thuế, quỹ đất; hỗ trợ về tài chính, nhân lực; phát triển quỹ tài chính hoặc nguồn tài chính để giúp cho doanh nghiệp xã hội phát triển.

Tuy nhiên, ông Brook Taylor, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital cho rằng, để phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội thì doanh nghiệp phải đưa ra được phương án kinh doanh với mục tiêu vì cộng đồng đặt trên lợi nhuận. Nếu mô hình thực sự hiệu quả sẽ nhận được nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ.

Còn theo bà Laura Altinger, chuyên gia kinh tế cao cấp về lĩnh vực khí hậu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, để phát triển, bản thân các doanh nghiệp phải chứng minh, khẳng định vai trò của mình trong các hoạt động xã hội và tự lực tìm kiếm, tiếp cận với các nguồn tài chính như các nhà thiện nguyện, các quỹ tài trợ phi Chính phủ chứ không nên dựa vào những ưu đãi từ phía Chính phủ. Cụ thể trong chương trình xã hội về lĩnh vực môi trường của WB tại Việt Nam về lĩnh vực môi trường như sản xuất đèn Led (tiết kiệm điện), đèn chiếu sáng cho tàu đánh cá, sản xuất sàn bằng tre, trị giá 13 triệu USD đã kết nối với 29 doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.

推荐内容