30 phút giao thoại bằng Tiếng Trung
Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg mới đây xuất hiện trong một buổi nói chuyện tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh,ữngthửtháchấntượngcủgiải tây ban nha hôm nay Trung Quốc và khiến các sinh viên vô cùng ngạc nhiên khi cách trả lời tất cả các câu hỏi bằng tiếng Quan thoại.Khán giả đã ào ào vỗ tay tán thưởng và ngạc nhiên hết sức trước màn nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Trung kéo dài 30 phút. Trang CNN cho rằng, Zuckerberg xứng đáng được nhận điểm “A” về nỗ lực học ngoại ngữ.
Động thái này có thể nâng cao uy tín của công ty trong con mắt của cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc và cũng mang đến cho các doanh nhân khác một bài học tốt về thiết lập mục tiêu.Đó chỉ là một trong những thách thức mà Mark Zuckerberg tự đặt ra cho mình mỗi năm.
Mark Zuckerberg trong cuộc nói chuyện ở Đại học Tsinghua, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa
Năm của cà vạt
Tất cả bắt đầu vào năm 2009 khi Zuckerberg tuyên bố sẽ đeo cà vạt để làm việc mỗi ngày. Khi ông chủ trẻ hơn nhân viên khoảng 10 tuổi và thích mặc chiếc áo hoodie cũ rích thì không thể có được sự tôn trọng của nhân viên. Đó là lý do tại sao Zuckerberg quyết định thay đổi trang phục của mình. Mark Zuckerberg trong trang phục vest. Bằng cách đó, người sáng lập trẻ đã thể hiện rõ sự nghiêm túc về việc phát triển Facebook như một công ty. Vì thế, thay đổi trang phục có thể dẫn đến sự thành công dù đó chỉ là những thay đổi nhỏ như đeo một chiếc cà vạt, mặc một chiếc áo khoác thể thao hoặc đầu tư vào một đôi giày đẹp.
Chỉ ăn những gì do mình làm
Một trong thách thức gây tranh cãi nhất của Zuckerberg vào năm 2011 là anh chỉ ăn động vật do mình tự giết. Đổi lại, anh đã có một chế độ ăn uống với ít thịt hơn. "Hãy làm một điều gì đó mỗi năm, tôi nghĩ rằng bạn sẽ có những kết quả ngoài ý muốn thú vị", Mark Zuckerberg chia sẻ. Bài học ở đây là hãy làm những thay đổi nhỏ mỗi ngày mà bạn có thể duy trì trong một khoảng thời gian dài.
Mỗi ngày làm quen với một người mới
Trong năm 2013, Zuckerberg chọn cho mình một thách thức thân thiện hơn và quyết định bước ra ngoài mạng xã hội của mình. Người sáng lập Facebook đã đặt ra mỗi ngày phải làm quen với ít nhất một người - một người nào đó không làm việc tại Facebook. Đối với những người khác, tạo các mối quan hệ mới ít nhất một lần mỗi tuần đã có thể tạo ra một thay đổi lớn đến công việc kinh doanh.
Ngoài ra, Mark có phong cách lãnh đạo luôn nhận được sự chú ý đặc biệt từ những CEO công nghệ, bởi ngoài kiến thức và năng lực, Mark còn có những suy nghĩ khác biệt mang tính đột phá.
Đối với Mark Zuckerberg, anh có niềm đam mê cháy bỏng là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn, chính điều này đã giúp Mark có niềm tin xây dựng Facebook trong thời điểm rất nhiều nhà đầu tư quay lưng lại.
Mục đích của Mark đơn giản là làm cho thế giới tốt đẹp hơn và con người có thể chia sẻ nhiều thứ với nhau hơn. Vì thế, tất cả những tính năng hiện diện trên Facebook đều phục vụ mục đích này.
Tại Facebook, văn hóa “Hacker way” rất thịnh hành, đây là văn hóa để cao tính đổi mới, sáng tạo của từng cá thể trong một tập thể lớn mạnh.
Đối với Mark Zuckerberg, anh luôn coi trọng chất lượng sản phẩm trước khi nghĩ đến xây dựng mô hình kinh doanh.
Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng, các mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm. Anh có thể không phải là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mạng xã hội này.
Bill Gates chế nhạo kế hoạch của ông chủ Facebook