- Trong bối cảnh tôn giáo Việt Nam hội nhập quốc tế,ậtgiáoHòaHảokiêntrìvìĐạophápvìDântộkeo 188 Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo luôn đồng hànhcùng với dân tộc và kiên trì thực hiện đường hướng vì Đạo pháp, vì Dân tộc. Sau năm 1975, đất nước hòa bình, thống nhất, dướisự lãnh đạo của Đảng, hầu hết tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đều đã vâng nghevà phụng hành nghiêm cẩn lời giáo huấn của Đức Tôn sư, phấn khởi tin tưởng tựhào về một tiền đồ tươi sáng của Đất nước, Đạo pháp và dân tộc; tích cực gópphần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước làm cho nước nhà “trở nên cườngthịnh”, tiến bộ, dân chủ văn minh.
Từ ý thức nhập thế, vị nhân sinh, tín đồ PGHH cư sĩ tại gia, trong cuộc sốngthường nhật đã luôn cố gắng cần kiệm, sốt sắng lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất,tham gia tất cả mọi sinh hoạt đời thường, ở mọi lúc mọi nơi hầu như đều có thểlà đạo tràng của họ.
Điều này có thể giải thích rõ lý do vì sao người tín đồ PGHH đã nhiệt liệt hưởngứng các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thâm canh tăng vụ,làm đê bao; tích cực làm từ thiện xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa. Bước vào giai đoạn đổi mới, hộinhập quốc tế, các giá trị giáo dục tích cực của giáo lý PGHH ngày càng được pháthuy. Giáo hội PGHH mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức giáolý và kỹ năng thực hành đạo sự do Ban Trị sự Trung ương tổ chức, hầu hết các vịTrị sự viên, Giáo lý viên, chức việc, nhân viên từ Trung ương đến cơ sở đều nắmvững vàng giáo lý, giáo luật, thực hiện đúng phương hướng hành đạo và phù hợpvới pháp luật hiện hành. Kiến thức và tầm nhìn về một thế giới đa cực được mởrộng, từ đó trách nhiệm của các vị ngày càng được nâng cao hơn đối với việc đềnơn đất nước, một trong tứ đại trọng ân, nhất là trong giai đoạn đổi mới, hộinhập quốc tế hiện nay. Luôn nêu cao tinh thần đoàn kếtlương giáo, đạo đời; ý thức cảnh giác đối với kẻ xấu; tích cực vận động đồng đạongày càng làm tốt hơn nghĩa vụ công dân và bổn phận tín đồ, ghi nhớ lời dạy củaĐức Tôn sư: “Hãy tùy tài tùy sức nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủtài lực đảm đương việc lớn… ta phải ráng tránh đừng làm việc sơ xuất đến đỗi làmcho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đấtnước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy” (Quyển 6-1945).
Đạo sự từ thiện xã hội của Giáo hội PGHH chính là nét đặc trưng của giáo pháp“Học Phật-Tu Nhân”, tại gia cư sĩ; là sự thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thươngcon người trong đạo đức truyền thống của dân tộc. Các hoạt động có hiệu quả màcả xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá cao là: cất hàng ngàn nhà đại đoàn kết,nhà tình thương; xây cầu treo, cầu bê tông nông thôn; tu bồi rải cát lộ nôngthôn; lập trại hòm miễn phí; tặng quà đồng bào nghèo vui xuân; cứu trợ lũ lụtthiên tai; hỗ trợ bệnh nhân mổ mắt; xe đưa rước bệnh nhân nghèo cấp cứu; thamgia hiến máu nhân đạo; lập tổ phục vụ cơm cháo nước miễn phí tại các bệnh việnvà trường học; sưu tầm thuốc Nam, chế biến thảo dược; mua đất lập nghĩa địa;tặng sách vở, học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học; vận động xây dựngcuộc sống mới ở khu dân cư; tham gia quỹ vì người nghèo, vòng tay nhân ái; nắmgạo tình thương; tặng quà các hộ chính sách; động viên thanh niên thi hành nghĩavụ quân sự; ủng hộ quỹ chất độc da cam, bệnh nhân AIDS… trị giá hàng trăm tỷđồng, góp phần vào công cuộc an sinh xã hội từng bước tiến vững chắc vào nềnkinh tế của khu vực và thế giới. Tổng kết 4 chương trình đạo sựtrọng tâm qua 3 nhiệm kỳ kể từ năm 1999 đến nay đã nói lên tấm lòngvà nội năng trì hành hạnh tu phước của người tín đồ PGHH. Sự phát triển vượttrội năm sau cao hơn năm trước cho thấy công dụng không thể thiếu của đạo lý tôngiáo đối với cộng đồng xã hội. Toàn nhiệm kỳ I, hoạt động từ thiện xã hội đemlại hữu ích cho nhân sinh là 22.34 tỉ đồng, đến cuối nhiệm kỳ III đã đạt được734.44 tỉ đồng (tăng gấp 32,8 lần).
Hoạt động phổ truyền giáo lý đã có tác động tích cực trong thực tiễn, nâng dầntrí đạo và tâm đạo, làm cho tâm trí dung thông, giúp mỗi tín đồ hiểu đúng, hànhđúng giáo pháp “Học Phật-Tu Nhân”, tự mình “phát hiện những đức tánh cao cả vàthực hành trên thiệt tế” góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa-hiệnđại hóa đất nước, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường sức đề kháng trướcnhững tác động của môi trường.
Trong nhiệm kỳ I tổ chức thuyết giảng ở chùa và ngoài cơ sở thờ tự là 145 lầnvới 160.000 người dự, đến cuối nhiệm kỳ III thuyết giảng ở chùa và ngoài cơ sởthờ tự là 5.815 lần với 826,780 người dự (tăng gấp 40 lần). Nhiệm kỳ I mở được30 lớp Bồi dưỡng giáo lý căn bản cho 6.377 học viên tham dự, đến cuối nhiệm kỳIII mở được 169 lớp với 20.770 người dự (tăng gấp 5,6 lần so với cùng kỳ).
Thông qua hệ thống hoạt động của các Ban Kiểm soát từ Trung ương đến sơ sở, BanTrị sự Trưng ương lấy việc thực hiện các chương trình hoạt động của các phòng,ban và BTS các cấp theo Hiến chương Giáo hội làm trọng tâm; lấy việc tích cựcđấu tranh, hạn chế đẩy lùi các biểu hiện sai lệch tôn chỉ hoặc lợi dụng danhnghĩa đạo vi phạm Hiến chương, đường hướng hành đạo “vì Đạo pháp-vì Dân tộc” làmmục tiêu hàng đầu. Kịp thời phát hiện và xử lý theođúng tôn chỉ, giáo lý, Hiến chương và luật pháp các biểu hiện gây mất đoàn kếttrong nội bộ đạo và ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc. Phát hiện, phát huynhững gương sống “tốt đời, đẹp đạo” để tín đồ học tập làm theo; đồng thời tổchức tuyên dương công đức và tìm kiếm, tiến cử nhân tài phục vụ cho Đạo lẫn Đời.Quan hệ hữu nghị, hợp tác, trong sáng, đoàn kết với các tôn giáo bạn trong thờikỳ hội nhập quốc tế vì lợi ích cộng đồng, trên cơ sở phù hợp chính sách phápluật. Trải qua 3 nhiệm kỳ, tổ chức Giáohội PGHH ngày được củng cố, kiện toàn tổ chức, phát huy nội lực, xiển dươngchánh pháp theo đường hướng “vì Đạo pháp, vì Dân tộc”.
Giáo pháp “Học Phật-Tu Nhân” của PGHH bắt nguồn từ văn hóa, đạo đức truyền thốngcủa dân tộc đã và đang đi vào lòng tín đồ trong cuộc sống. Tôn chỉ hành đạo quynguyên Phật pháp, canh tân giáo điều đang duyên hợp trong từng hoàn cảnh khácnhau đối với người dân lao động (PGHH) thời đổi mới và sự phát triển của cơ chếthị trường. Tính nhân dân trong giáo lý PGHH ngày càng thể hiện rõ nét, góp phầnkhông nhỏ vào quá trình tu nhân, tích đức, hành thiện giúp đời vô vị lợi củangười tín đồ PGHH hiện nay. Có thể nói, toàn bộ nhận thức, tư tưởng đến thái độ, hành vi tu rèn ứng xử hiệnnay của người tín đồ PGHH trong thực tiễn (ngày càng làm tốt hơn nghĩa vụ côngdân và bổn phận tín đồ) chủ yếu đều xuất phát từ ý chỉ của Đức Huỳnh Giáo Chủ.“Giữ lòng thanh tịnh từ bi giúp đời” (Thức tỉnh một tín đồ) bằng mọi biện pháp,chính là một hạnh tu: hạnh tu phước mà mỗi tín đồ luôn trì hành trong cuộc sống,góp phần an sinh xã hội trên bước đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tín đồ PGHH đã không ngừng phát huyđể gây dựng thêm những con người đầy lòng nhân ái với tinh thần trách nhiệm cao,hoàn toàn phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng thành công Chủ nghĩaxã hội trên đất nước ta.
Trong bối cảnh tôn giáo Việt Nam hội nhập quốc tế, Giáo hội PGHH luôn đồng hànhcùng với dân tộc và kiên trì thực hiện đường hướng vì Đạo pháp, vì Dân tộc.Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng: bằng tất cả sự phấn đấu “nỗ lực hy sinh choxứ sở” theo lời dạy của Đức Giáo Chủ, chắc chắn tôn giáo Hòa Hảo sẽ thực sự xứngđáng là một tổ chức tôn giáo nội sinh, một lực lượng xã hội văn hóa tâm linh,góp phần lành mạnh hóa nhân tâm, sự tiến bộ xã hội và tất yếu phục vụ lợi íchcủa dân tộc, của đất nước. Th.S: Nguyễn Huy Diễm Phó Ban Thường trực Ban Trị sự Trung ương GH PGHH |