当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả giải ngoại hạng anh hôm nay】Tăng thuế GTGT: Doanh nghiệp ủng hộ nếu tiền thuế được sử dụng đúng

tang thue gtgt doanh nghiep ung ho neu tien thue duoc su dung dung

DN mong muốn điều chỉnh về chính sách thuế cần được xem xét kỹ lưỡng. Ảnh: H.Dịu.

Chiến lược phù hợp

Tại Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,ăngthuếGTGTDoanhnghiệpủnghộnếutiềnthuếđượcsửdụngđúkết quả giải ngoại hạng anh hôm nay thuế GTGT sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu). Vì thế, khi cho ý kiến về việc sửa đổi 5 luật về thuế của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát kỹ thêm nhóm hàng hóa dịch vụ cần nâng thuế GTGT lên 11-12% hoặc chuyển từ không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT.

Mặc dù quan điểm của Bộ Tài chính cũng như của Chính phủ đã rõ ràng nhưng theo các chuyên gia kinh tế, kế hoạch tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% đặt ra một vấn đề quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét khi đưa ra quan điểm ủng hộ hay phản đối. Theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Tuấn Minh, nguồn thu thuế nên lựa chọn theo cách dựa vào thuế thu nhập (income tax) hay thuế tiêu thụ (consumption tax) (GTGT, thuế doanh thu, thuế bán lẻ… là các biến thể của thuế tiêu thụ).

Với những phân tích của mình, TS. Minh ủng hộ cách thu thuế từ thuế tiêu thụ; bởi hệ thống thuế dựa trên thu nhập sẽ áp đặt mức thuế cao hơn cho người có thu nhập cao và thấp hơn cho người có thu nhập thấp, nhưng thực tế giới trung lưu dường như phải chịu nộp thuế thu nhập nhiều hơn so với mức họ được hưởng. Người giàu có thể có nhiều cách để trốn thuế thu nhập, nhưng được hưởng nhiều phúc lợi hơn. Trong khi đó, với hệ thống thuế dựa trên thuế tiêu thụ, tất cả mọi người đều phải đóng thuế. Người giàu tiêu thụ nhiều sẽ phải đóng thuế nhiều, người nghèo tiêu thụ ít sẽ phải đóng thuế ít.

“Hệ thống thuế dựa trên thuế thu nhập thực chất là hệ thống thuế đánh vào tiết kiệm. Hệ thống thuế dựa trên thuế tiêu thụ sẽ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, do vậy tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho nền kinh tế. Làm tăng thu nhập của người dân và dẫn đến tăng chi tiêu trong tương lai”, TS. Đinh Tuấn Minh nhận định. Hơn nữa, nếu xét về mức thuế GTGT tại một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, mức thuế 10% của Việt Nam hiện đang ở mức thấp, tiêu biểu như Trung Quốc là 13-17%, Philippines là 15%, các nước khu vực châu Âu có mức thuế lên tới 17-27%...

Ít nhiều ảnh hưởng

Chia sẻ về khó khăn của DN nếu tăng thuế GTGT, ông Võ Văn Đại, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu cho hay, mức thuế GTGT nguyên liệu đầu vào DN thu mua từ bà con nông dân đã là 10%, nếu tăng thêm 12% như dự kiến có thể gây khó khăn cho DN. Bởi hiện nay, sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nếu thuế GTGT cao sẽ tác động tới giá thu mua vào, khiến DN phải giảm giá thành thu mua để bù chi phí tăng thuế. Như vậy, khó khăn sẽ dồn về cho người nông dân. Vì thế, ông Đại kiến nghị việc tăng thuế cần được rà soát kỹ tác động tới từng lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp còn khó khăn, cần thúc đẩy tăng trưởng thì Nhà nước xem xét không tăng mà nên giảm thuế GTGT xuống 5%.

Đồng quan điểm, đại diện một DN sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ cho biết, với mỗi đơn hàng trị giá khoảng 1 tỷ đồng, DN mất 100 triệu đồng tiền thuế GTGT với mức thuế 10%, nhưng nếu tăng lên 12%, DN phải nộp thêm 20 triệu đồng. Điều này sẽ khiến chi phí sản xuất của DN gia tăng, lợi nhuận giảm sút bởi lợi nhuận từ mặt hàng thủ công mỹ nghệ không nhiều như một số lĩnh vực khác.

Tăng thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền của DN cũng như tình hình tài chính, các DN sẽ phải “cân đong, đo đếm” lợi nhuận để bù vào chi phí tăng thêm của thuế GTGT. Tuy nhiên, cùng với đề xuất tăng thuế GTGT, Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất giảm thuế thu nhập DN cho DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa xuống còn từ 15-17%, theo các chuyên gia và DN, điều này có thể bù trừ cho phần thuế GTGT nếu tăng thêm.

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và XNK Quế hồi, trong hoạt động XNK, các DN nông nghiệp đã được hưởng ưu đãi với thuế suất chỉ còn 0%, một số nguyên liệu sơ chế khi lấy từ người dân được áp dụng theo bảng kê. Nên bà Huyền kiến nghị nên tăng thuế GTGT khi NK nguyên liệu đầu vào từ người dân lên 2-3% để người nông dân được hưởng lợi mà DN cũng được hưởng lợi, do DN được hoàn thuế khi XK, nhưng nếu chi phí chỉ có hóa đơn thì DN không được hoàn.

Có thể thấy, việc tăng thuế GTGT ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của DN, nhưng bất kỳ chính sách nào khi được ban hành đều sẽ được các cơ quan bộ, ngành xem xét, rà soát kỹ lưỡng để tránh những tác động tiêu cực, từ đó đưa ra mức thuế hợp lý cho từng ngành, từng lĩnh vực và loại hình DN. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia và DN còn bày tỏ, mặc dù với DN, giảm thuế bao nhiêu tốt bấy nhiêu, nhưng nếu từng đồng thuế của DN được minh bạch, thu chi rõ ràng, sử dụng vào các mục đích thiết thực cho an sinh xã hội, phát triển đất nước, DN sẵn sàng chấp nhận, bởi nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của DN.

分享到: