【soi kèo sheffield】Nét bình yên của đảo Hòn Nghệ

NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO

Hòn Nghệ có khí hậu trong lành,t bsoi kèo sheffield mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng, hầu hết đều còn hoang sơ. Phong cảnh đẹp nhất ở Hòn Nghệ tập trung ở núi Lầu Chuông, nơi có bức tượng phật bà khổng lồ trong tư thế uy nghi, được xây dựng vào năm 1974. Với chiều cao 20m, tượng phật bà như một ngọn hải đăng định hướng cho những con tàu trên biển. Gần bức tượng có hòn đá chum kỳ lạ. Khi lấy một hòn đá nhỏ gõ vào sẽ vang lên những âm thanh ngân nga như tiếng chuông chùa. Theo người dân Hòn Nghệ, có rất nhiều hòn đá khác ở hòn đảo này cũng có đặc tính như vậy. Tọa lạc trên đỉnh Lầu Chuông là ngôi cổ tự mang tên Liên Tôn, với cây bồ đề cành lá sum suê sừng sững mọc giữa sân chùa. Ngôi chùa Liên Tôn nằm trong lòng hang sâu rộng, thuận lợi cho việc tĩnh tâm tu hành nhưng quanh năm vẫn tràn ngập ánh sáng nhờ những cửa hang được mở ra nhiều hướng từ trên cao. Trên núi Lầu Chuông có rất nhiều hang động và đường đến hang nào cũng phải vượt qua nhiều vách đá tai mèo sắc nhọn như những bàn chông. Từ đỉnh Lầu Chuông, đi xuống mạn sườn núi phía Bắc rồi vượt qua một vách đá thẳng đứng là đến hang Gia Long. Ngay trước cửa hang này là khối đá lớn mang hình một con voi như người giữ cửa, bảo vệ vị vua trên đường kinh lý đã ghé lại nơi đây. Trên vách đá trong hang vẫn còn dấu triện của vua Gia Long thời đó, với những nét hoa văn tạo nên hình một con rồng, cùng những hàng chữ nho còn rất rõ. Hang Gia Long còn có một lối thông ra biển.

CUỘC SỐNG Ở HÒN NGHỆ

Trước đây, Hòn Nghệ còn hoang vắng, chỉ có một vài hộ dân vì một lý do đặc biệt nào đó vượt biển ra sống bằng nghề đánh bắt cá. Nhưng bây giờ đảo đã có hơn 2.000 dân, sống ở hai ấp Bãi Nam và Bãi Chướng. Ngoài thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, xã Hòn Nghệ còn có tiềm năng khác đó là du lịch cần được đầu tư khai thác trong thời gian tới. Cư dân ở đây chủ yếu làm nghề khai thác hải sản. Nhiều người thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng bè. Đến Hòn Nghệ, chúng ta thấy những lồng bè nuôi cá dày đặc lênh đênh trên biển. Lồng bè nuôi cá mỗi năm phải dời ít nhất 2 lần: mùa gió nam (từ tháng 3-9 âm lịch) dời sang Bãi Chướng, mùa gió bấc (từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch) trở lại Bãi Nam nhằm tránh sóng, ảnh hưởng đến năng suất cá và tránh cho lồng bè không hư hại. Ở Hòn Nghệ, ban đêm nhà dân không đóng cửa, không giăng mùng do không có muỗi. Xe máy các loại để trước sân nhà, thậm chí bên lề đường suốt đêm không ai đụng vào. Nhân dân trên đảo bảo vệ rừng một cách nghiêm nghặt. Đặc biệt, ở Hòn Nghệ hoàn toàn không có trộm cắp, ma túy, mại dâm...

Đảo Hòn Nghệ luôn tĩnh lặng với những bãi đá cùng sóng biển xanh trong tạo nên bức tranh êm đềm với nhiều lồng bè nuôi cá bồng bềnh trên biển khơi. Ngày 10-10-2015, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã khởi công dự án đường dây 22kV vượt biển trên không dài 16,37km cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Hòn Nghệ. Đây là hợp phần thuộc dự án cấp điện lưới quốc gia cho các xã đảo gần bờ của Kiên Giang với tổng vốn đầu tư khoảng 1.506 tỷ đồng. Riêng hợp phần cấp điện cho xã Hòn Nghệ có tổng vốn đầu tư khoảng 140 tỷ đồng. Có điện lưới, Hòn Nghệ sẽ phát triển mạnh hơn về kinh tế - xã hội, nhất là ngành du lịch.  

Trung  Lương

La liga
上一篇:Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
下一篇:Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC