当前位置:首页 > La liga > 【thứ hạng của vejle】Hướng nông dân đến sản xuất sạch

【thứ hạng của vejle】Hướng nông dân đến sản xuất sạch

2025-01-25 18:03:38 [Cúp C2] 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Từ cây lúa cho đến hoa màu, chi phí sản xuất cho mỗi vụ mùa khá cao, chỉ tính riêng chi phí phân, thuốc đã chiếm từ 40% trở lên trong tổng thu nhập. Nếu được mùa, được giá thì nông dân còn có “cái ăn”, còn mùa không trúng hay mất giá thì coi như bỏ công sức mấy tháng ròng cực khổ. Bởi vậy, làm sao để giảm được chi phí trong sản xuất luôn là bài toán trăn trở của nông dân.

Ấp Kinh Ngang nổi tiếng với nghề trồng màu truyền thống và có diện tích trồng màu nhiều nhất, nhì ở xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời.

Theo thông tin từ ông Trần Văn Tuấn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, tính sơ sơ toàn ấp đã có 30 hộ trồng màu quanh năm, với diện tích trên 20 ha. Hoa màu đã giúp đời sống bà con nơi đây thay đổi đáng kể. Thế nhưng, cũng như cây lúa, chi phí sản xuất, phân, thuốc cho mỗi vụ mùa quá nhiều. Vì vậy, lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu, thậm chí có khi huề hoặc lỗ vốn nếu mùa màng thất bát, hoa màu rớt giá.

Ông Ngô Văn Mười, ấp Kinh Mới, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời sử dụng phân hữu cơ sinh học giúp giảm chi phí trong sản xuất. 

Chi phí đầu vào cho sản xuất cao, trong khi điệp khúc “trúng mùa, rớt giá” vẫn chưa được tháo gỡ. Nản lòng, một số bà con đành chấp nhận từ bỏ cây hoa màu chuyển sang trồng chuối hay cây ăn trái. Còn những ai yêu nghề vẫn đang tìm hướng đi mới.

Trong lúc đang loay hoay tìm cách giải bài toán giảm chi phí đầu vào cho sản xuất thì phân hữu cơ sinh học của Công ty Amio toàn cầu đã đem lại niềm hy vọng cho bà con trồng màu ở địa phương, khi đáp ứng được yêu cầu giảm chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến năng suất. Người tiên phong sử dụng phân hữu cơ sinh học thay cho phân, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng màu ở ấp Kinh Ngang là Trưởng ấp Lê Văn Toàn.

Được sự hỗ trợ của Công ty Amio toàn cầu, vừa qua, trên diện tích 1.500 m2 trồng màu dọc theo bờ bao, anh Toàn trồng dưa leo, sử dụng phân hữu cơ sinh học. Hiện nay đang bước vào thu hoạch.

Anh Toàn phấn khởi cho biết: “Trước đây, mỗi vụ màu chi phí phân, thuốc tới 5 triệu đồng. Nhưng vụ này, tôi dùng phân hữu cơ sinh học, đến giờ chỉ tốn có 400.000 đồng”.

Cũng muốn tìm hướng đi mới trong trồng màu, vụ màu hiện nay, ông Đinh Văn Tổng, ngụ cùng ấp, mạnh dạn sử dụng phân hữu cơ sinh học. Ông Tổng cho biết: “Khoảng 10 ngày nữa sẽ thu hoạch vụ dưa leo. Sử dụng phân hữu cơ sinh học tôi thấy hoa màu phát triển tốt, lá xanh, không bị rầy như dùng thuốc bảo vệ thực vật, mà còn giảm được chi phí sản xuất rất nhiều”.

Không chỉ hoa màu mà hiện nay đối với canh tác lúa, nông dân trên địa bàn huyện cũng đang dần tiếp cận sử dụng phân, thuốc hữu cơ sinh học nhằm tạo ra nông sản sạch và giảm chi phí trong sản xuất.

Anh Quách Văn Khanh (ấp Kinh Mới, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) cho biết, trước đây, với diện tích hơn 3 ha, mỗi vụ lúa phải tốn chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 20 triệu đồng. Còn vụ lúa hè thu năm nay, anh sử dụng phân hữu cơ sinh học, chi phí giảm khoảng 50%.

Sử dụng phân hữu cơ sinh học đã và đang đáp ứng mong muốn của nông dân trong việc sản xuất hiệu quả mà giảm được chi phí đầu vào. Đồng thời, hướng nông dân làm quen với việc sản xuất tạo ra nông sản sạch, theo hướng VietGAP, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học trong sản xuất chưa được phổ biến rộng rãi. Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần tạo điều kiện để nâng cao nhận thức của nông dân trong việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu ít ảnh hưởng đến môi trường, tạo ra sản phẩm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng./.

Ngọc Minh

Ông Ngô Văn Thống, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Sử dụng phân bón hoá học lâu ngày sẽ làm cho đất bị bạc màu, kém năng suất. Vì vậy, khi thay thế bằng phân bón hữu cơ sinh học sẽ giúp nâng cao năng suất cây trồng. Đồng thời, tạo khả năng chống lại nấm bệnh gây hại, làm tơi xốp đất, phát triển vi sinh vật có ích trong đất, giúp cây trồng dễ hấp thu chất dinh dưỡng, cải tạo đất, cân bằng hệ sinh thái môi trường, tăng khả năng chống chịu hạn hán, rét, ngập úng. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học tạo ra nông sản sạch, an toàn cho người sử dụng. Hướng đến nền nông nghiệp xanh - sạch - an toàn đã và đang là hướng đi đối với ngành nông nghiệp hiện nay. Sắp tới, ngành sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, nâng cao ý thức của nông dân trong việc sản xuất nông sản sạch”.

 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读