Tình hình kinh doanh Vinasun sụt giảm nghiêm trọng. Theo đó, quỹ này không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Vinasun. Cụ thể, GIC đã bán ra toàn bộ 5,4 triệu cổ phiếu VNS, tương ứng chiếm 7,96% vốn của công ty Vinasun vào ngày 25/5 và hiện không còn sở hữu cổ phiếu nào. Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore chính thức đầu tư vào Vinasun từ cuối tháng 8/2014, thời điểm mà các ứng dụng chạy xe thông minh chưa phổ biến tại Việt Nam. Khi đó, giá trị ước tính cho thương vụ mua 4,5 triệu cổ phần (tỷ lệ 7,96% vốn cổ phần) là 200 tỷ đồng. Sau đó số cổ phần sở hữu của GIC có tăng lên do chia cổ tức tuy nhiên tỷ lệ nắm giữ thì không thay đổi. Như vậy là cho đến nay, quỹ đầu tư này đã lỗ nặng trên 125 tỷ đồng cho thương vụ Vinasun. | Cổ đông ngoại cũng chấp nhận lỗ, rút vốn khỏi Vinasun |
Trong giai đoạn 2014, với sự phát triển của Uber, Grab khiến cho các hãng taxi truyền thống của Việt Nam thất thế, trong đó có Vinasun. Mặc dù vẫn là một trong những thương hiệu có số lượng xe chạy nhiều vào loại bậc nhất TPHCM, tuy nhiên kết quả kinh doanh đã sa sút rõ rệt. So với năm 2014, lợi nhuận sau thuế của Vinasun năm 2017 chỉ còn trên 191 tỷ đồng, tức giảm gần 40%.Kết quả đi xuống cùng với việc chưa tìm ra hướng kinh doanh phù hợp đã khiến cổ phiếu VNS liên tục giảm thời gian qua. Trong phiên giao dịch sáng ngày 4/6, mã cổ phiếu VNS chỉ được giao dịch với giá 13.800 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 3 lần so với đỉnh giá năm 2014, vốn hóa thị trường của Vinasun chỉ còn hơn 900 tỷ đồng. Trong năm 2018, hãng taxi này cũng chỉ đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.750 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với năm 2017; lợi nhuận trước và sau thuế thu về cũng giảm 50%, lần lượt đạt 119 tỷ đồng và 95 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của công ty kể từ năm 2010 đến nay. |
|