Hoàn thành các mục tiêu TheạodấuấntrongquảnlýNhànướcvềhoạtđộnghóachấlịch thi đấu bđ ngoại hạng anho Cục Hóa chất, trong năm 2019, Cục đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, tập trung vào các nhiệm vụ: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính. Cục thường xuyên rà soát, đơn giản hóa để nâng cao chất lượng thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Cục, tập trung vào các thủ tục hành chính có liên quan nhiều tới người dân và các doanh nghiệp. Thực hiện việc công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, kịp thời thống kê đưa các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ lên các trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Hóa chất. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào việc giải quyết các thủ tục hành chính, rà soát các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục Hóa chất. Áp dụng hiệu quả Hệ thống TCVN ISO 9001:2008 trong quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa; đánh giá giám sát duy trì, cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng. Hiện nay, Cục đang rà soát tình hình thực tế để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi việc xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 sang TCVN ISO 9001:2015 cho phù hợp.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Sinh - Cục phó Cục Hóa chất cho biết, kể từ ngày 7/1/2019 Thông tư số 49/2018/TT-BCT bãi bỏ Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa và tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất sẽ không phải xin Giấy phép xuất, nhập tiền chất công nghiệp. “Như vậy theo Thống kê của Cục, số lượng hồ sơ sẽ giảm khoảng 6.000 hồ sơ/năm tương đương 50% hồ sơ mà doanh nghiệp không phải xin cấp phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp”- ông Nguyễn Xuân Sinh thông tin. Đáng chú ý, Cục đang tiến hành rà soát tình hình thực tế để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho phù hợp. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính qua mạng năm 2019, khai báo hóa chất: 56.769 hồ sơ; Cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ 255 hồ sơ; Cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu tiền chất công nghiệp: 9.700 hồ sơ. Bên cạnh đó, những vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp về chính sách thuế, chính sách ưu đãi… đều được Cục quan tâm, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý như phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại xử lý kiến nghị xin miễn trừ đối với sản phẩm DAP 64% nhập khẩu của Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí và phối hợp thực hiện "Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025”; tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan về việc cung ứng than cho sản xuất phân đạm, xử lý tro xỉ... Hướng tới các giải pháp trọng tâm Về mục tiêu năm 2020, ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất khẳng định, Cục tiếp tục triển khai xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Dự kiến Chiến lược sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2020. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp tham gia triển khai thực hiện Đề án tháo gỡ khó khăn cho các dự án khó khăn, kém hiệu quả.
“Ngoài ra, tập trung rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực hóa chất thuộc ngành Công Thương để xây dựng, đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định, phù hợp công nghệ sản xuất, tình hình phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất”- ông Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng An ghi nhận năm 2019, Cục Hóa chất đã tạo dấu ấn trong quản lý Nhà nước về hoạt động hóa chất, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất. “Tuy nhiên bước sang năm 2020 Cục Hóa chất phải tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, làm thế nào để xây dựng thể thế không phải là rào cản phát triển, cần có đột phá trong cải cách thể chế quản lý ngành, quá trình này cần quyết tâm lớn”- Thứ trưởng lưu ý. Bên cạnh đó năng lực quản lý Nhà nước phải đi đầu tiên, tạo hiệu quả trong công tác quản lý thông thoáng nhưng phải chặt chẽ, đưa Cục Hóa chất trở thành một cơ quan quản lý chuyên ngành, chuyên sâu về hóa chất, đáp ứng xu hướng quản lý hóa chất thế giới. Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực công chức, viên chức hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp lý quản lý hóa chất của Việt Nam. Thứ trưởng gợi mở, thời gian tới tập trung xây dựng chiến lược công nghiệp hóa chất giai đoạn 2030 tầm nhìn 2040, hình hài công nghiệp hóa chất đòi hỏi tốn công sức, cần dự tham gia của nhiều thành phần bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, chuyên gia... lấy thể chế là trung tâm. “Làm thế nào công tác toàn ngành quản lý hóa chất tốt hơn, để giúp phát triển công nghiệp hóa chất bền vững”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh. Ngoài ra, Cục Hóa chất tiếp tục tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác quản lý hóa chất của các đơn vị trong ngành hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp hoá chất trong các giai đoạn tiếp theo. “Tăng cường sự phối hợp giữa Cục với các Sở Công Thương trong thực hiện công tác quản lý hóa chất. cũng như các lĩnh vực khác liên quan”- Thứ trưởng giao nhiệm vụ. |