您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【công ty bảo vệ hnk】Sụp đổ kỳ vọng xuất khẩu gỗ 12 tỷ USD vì Covid 正文
时间:2025-01-24 23:17:30 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá
Điều gì đang chờ đợi xuất khẩu gỗ Việt?Gỗ Việt đương đầu 3 thách thức cực lớnNăm 2020 xuất khẩu gỗ đ công ty bảo vệ hnk
Điều gì đang chờ đợi xuất khẩu gỗ Việt?ụpđổkỳvọngxuấtkhẩugỗtỷUSDvìcông ty bảo vệ hnk | |
Gỗ Việt đương đầu 3 thách thức cực lớn | |
Năm 2020 xuất khẩu gỗ đạt từ 12,5 tỷ USD |
Mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 12 tỷ USD trong năm 2020 đang ngày càng xa vời. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thị trường “đóng băng”
Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hiện, Chính phủ Mỹ và EU đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu. Điều này dẫn đến đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều giao dịch thương mại bị đình trệ hay hủy bỏ.
Nhiều đơn hàng xuất khẩu gỗ bị cắt giảm, chậm thanh toán và thậm chí là hủy đơn hàng. Các doanh nghiệp cũng được thông báo một số khách hàng lớn rơi vào tình trạng chuẩn bị phá sản.
Ông Vũ Hải Bằng, Tổng giám đốc công ty Woodsland, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam cho biết, hiện các thị trường nhập khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam đã đóng cửa hết hệ thống cửa hàng tiêu thụ tại các quốc gia này.
“Người mua hàng từ Woodsland ngay lập tức thông báo đến các nhà sản xuất, trong đó có Woodsland là ngừng đơn hàng. Mọi việc diễn ra quá nhanh, chỉ trong vòng 2 tuần. Dự kiến, 6-7 tuần nữa mới có thêm thông tin các cửa hàng bên kia có nhận hàng của mình nữa hay không”, ông Bằng nói.
Tình trạng hủy bỏ hoặc dừng đơn hàng cũng thấy ở các thị trường xuất khẩu như Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo báo cáo nội bộ ngày 30/3 của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam với thông tin thu thập từ một số doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào 2 thị trường này, khoảng 60-80% người mua hàng yêu cầu giao hàng chậm hoặc hủy đơn hàng.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ - doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu gỗ dán sang Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ, trước dịch, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu 50 container hàng, hiện lượng xuất khẩu chỉ còn 5 container mỗi tháng, tương đương 10% trước khi dịch xảy ra. Hiện, Công ty cũng chưa nhận được đơn hàng từ tháng 5 trở đi.
Ngoài gỗ và sản phảm gỗ, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu dăm nhiều nhất từ Việt Nam, với 60% lượng dăm của Việt Nam hàng năm được xuất khẩu vào thị trường này.
Theo ông Thang Văn Thông, Phó Tổng giám đốc của Công ty Hào Hưng – doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất cả nước, dịch bệnh làm lượng xuất khẩu dăm sang Trung Quốc giảm 35%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc cũng đang yêu cầu các doanh nghiệp dăm của Việt Nam giảm giá.
Trước tình hình căng thẳng của ngành gỗ, ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Dương xót xa chia sẻ: “Đến giờ này toàn bộ thị trường lớn hầu như đã đóng băng… Mỹ và EU thì đóng băng hoàn toàn. Nhật Bản và Hàn Quốc thì còn lác đác. Trung Quốc bắt đầu mở lại nhưng chắc chắn còn lâu mới quay trở lại được bình thường…”.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được coi là một trong những nghành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 dự kiến đạt 12 tỷ USD. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn hiện tại cũng như tương lai khó đoán định bởi dịch Covid-19 chưa biết khi nào sẽ kết thúc, không ít chuyên gia đánh giá, đại dịch sẽ làm sụp đổ kỳ vọng xuất khẩu 12 tỷ USD.
Giảm lao động, đóng cửa nhà máy
Khó khăn về thị trường xuất khẩu đang đẩy nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ vào cảnh lao đao.
Thông tin từ kết quả khảo sát nhanh từ 124 doanh nghiệp trong ngành gỗ cho thấy, 100% các doanh đều cho biết đại dịch đang ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, 75% số doanh nghiệp phản hồi về tác động của đại dịch tới tình hình tài chính của doanh nghiệp cho biết thiệt hại ban đầu đối với các doanh nghiệp này ước tính khoảng 3.066 tỷ đồng, tương đương với gần 25 tỷ đồng đối với mỗi doanh nghiệp.
Đối mặt với tình trạng thị trường xuất khẩu “đóng băng” hoặc chỉ còn hoạt động mờ nhạt, các đơn hàng bị hủy bỏ hoặc giãn/chậm thời gian hàng dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp đều phải giảm quy mô lao động, thậm chí một số doanh nghiệp phải đóng cửa.
Thông tin từ Công ty TNHH Juma Phú Thọ - một trong những công ty sản xuất và xuất khẩu gỗ dán lớn nhất tại Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 30% trong tổng lượng gỗ dán xuất khẩu của cả Việt Nam vào Hoa Kỳ cho thấy, trước dịch lượng xuất được khoảng 450 container mỗi tháng, hiện co hẹp lại chỉ còn khoảng 200 container.
Lịch sản xuất của Công ty hiện phải điều chỉnh từng ngày, bởi do lo sợ về dịch sẽ làm cản trở lưu thông hàng hóa, không thanh toán được tiền hàng.
Tương tự, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ Phần Lâm Việt nhấn mạnh, trước khi dịch xảy ra, Công ty sử dụng 1.000 lao động để làm đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU với lượng xuất khẩu 150 container bình quân mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu khoảng 32 triệu USD/năm.
Tuy nhiên, trong bối cạnh dịch bệnh và nguồn tài chính đầu vào không còn, Công ty đã phải giảm 300 lao động vào cuối tháng 3 vừa rồi và giảm tiếp thêm 300 lao động vào đầu tháng 4. Lượng lao động hiện còn lại chỉ là 400.
“Đại dịch không chỉ tác động đến các công ty trực tiếp tham gia xuất khẩu mà còn đến toàn bộ các khâu trong chuỗi cung ứng xuất khẩu này. 3 trong số các khâu trong chuỗi cung xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn nhất bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu dùng cho sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu, các xưởng xẻ cung cấp gỗ nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu (xưởng xẻ phôi) và các hộ gia đình cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các xưởng xẻ phôi”, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends nhận định thêm.
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm đạt 2,62 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, chiếm 82,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. |
Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới2025-01-24 23:14
Việt Nam, Indonesia hold 9th negotiation round on EEZ delimitation2025-01-24 23:00
High growth needed to manage public debt, PM tells voters2025-01-24 22:56
NA leader makes visit to India2025-01-24 22:47
Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ2025-01-24 22:28
President calls for stronger Timor Leste relations2025-01-24 22:21
Int’l law key to East Sea dispute2025-01-24 22:00
Historical sciences association celebrates 50 years2025-01-24 21:57
Vượt khó “dệt lưới an sinh”2025-01-24 21:20
More than 4,000 offenders to receive amnesty this year2025-01-24 20:37
Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía2025-01-24 23:12
High growth needed to manage public debt, PM tells voters2025-01-24 22:51
PM promises favourable conditions to DP world group2025-01-24 22:29
Prime Minister receives new Canadian, Qatar diplomats2025-01-24 22:18
Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái2025-01-24 22:11
No more “ask and give” in new law2025-01-24 21:14
VN a key Asia2025-01-24 21:11
Defence chiefs set task for 20172025-01-24 21:10
Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn2025-01-24 20:45
Military officers in south air socio2025-01-24 20:32