【ti le keo c1】Nhiều khó khăn trong thực hiện Nghị định 67

时间:2025-01-25 16:16:07 来源:88Point

Báo Cà MauKhó khăn lớn nhất của các chủ tàu hiện nay để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay theo Nghị định 67 là chứng minh được nguồn vốn đối ứng tự có.

Sau 2 chuyến ra khơi từ tàu được vay theo Nghị định 67/2014/NÐ-CP của Chính phủ (Nghị định 67), anh Nguyễn Văn Hào, Khóm 2, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời , phấn khởi cho biết: "Nếu được tiếp tục vay vốn theo Nghị định 67 tôi sẽ đăng ký vay đóng thêm 1 chiếc tàu nữa với công suất lớn hơn tàu hiện tại".

Anh Nguyễn Văn Hào thông tin thêm, trước đây, sau mỗi chuyến biển chỉ lãi gần 100 triệu đồng, mỗi ngư phủ được chia khoảng 5 triệu đồng. Còn từ khi tàu lưới vây, công suất 822 CV được vay vốn theo Nghị định 67, sau 2 chuyến biển, trừ mọi chi phí còn lãi hơn 350 triệu đồng, 20 ngư phủ đi trên tàu, mỗi người được chia 20 triệu đồng.

Ngư dân phấn khởi

Nối nghiệp nghề biển từ người cha, hơn 5 năm đi biển, anh Hào nhẩm tính: "Nếu tính trung bình 1 chuyến biển lãi 100 triệu đồng thì 1 năm lãi 1,2 tỷ đồng, nhưng để đóng được con tàu với công suất lớn phải cần số vốn hơn 10 tỷ đồng. Do đó, nếu không có chính sách cho vay của Nhà nước thì các chủ tàu khó có cơ hội được lái con tàu với công suất lớn để vươn xa".

Khó khăn lớn nhất của các chủ tàu hiện nay để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay theo Nghị định 67 là chứng minh được nguồn vốn đối ứng tự có.

Còn đối với anh Huỳnh Chí Hải, Khóm 7, thị trấn Sông Ðốc, anh làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Cà Mau, ký hợp đồng vay vốn 5,4 tỷ đồng. Ðến nay, tàu của anh đã hoàn tất, đang chờ chuyến biển tới để ra khơi. "Cũng nhờ chủ trương của Chính phủ mà tôi mới có cơ hội đóng được tàu mới", anh Hải chia sẻ.

Thực hiện Nghị định số 67 về một số chính sách phát triển thuỷ sản, đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 91 chủ tàu đủ điều kiện thụ hưởng chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá. Trong đó, đóng mới 84 tàu (có 43 tàu vỏ thép, 41 tàu vỏ gỗ), 7 tàu được nâng cấp.

Các ngân hàng đã tiếp nhận 46 hồ sơ vay vốn của chủ tàu theo danh sách phê duyệt của UBND tỉnh. Trong đó, ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 20 chủ tàu với tổng số tiền cho vay là 170,575 tỷ đồng, đã giải ngân được 89,613 tỷ đồng.

Còn nhiều khó khăn

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải những khó khăn nhất định, do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, khách hàng chưa cung cấp đủ hồ sơ theo quy định, mặc dù nhân viên ngân hàng đã chủ động hướng dẫn người dân trong khâu hoàn thành thủ tục vay vốn; những sai sót trong khâu lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ đăng ký; khâu điều chỉnh thiết kế cũng tốn khoảng thời gian khá lớn… Khó khăn lớn nhất vẫn là người dân không chứng minh được khả năng tài chính, không có vốn tự có đủ để tham gia dự án.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú cho biết, thị trấn Sông Ðốc có 15 hợp đồng tín dụng được ký, trong đó có 5 tàu đi vào hoạt động (4 tàu lưới vây, 1 tàu lưới xù), 3 tàu chuẩn bị hoạt động vào con nước tới, các tàu còn lại cũng đang được đóng. Tuy nhiên, hiện có trên 30 chủ tàu còn lại đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng họ còn e ngại do những chủ tàu trước gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục như: các mẫu thiết kế sẵn không sử dụng được nên buộc phải điều chỉnh bản vẽ thiết kế mất nhiều thời gian (tàu gỗ mất hơn 2 tháng với chi phí hơn 25 triệu đồng, tàu vỏ thép mất hơn 6 tháng với chi phí trên 100 triệu đồng).

Hơn nữa, trước đây theo quy định chung của ngân hàng, khách hàng chỉ cần chứng minh được khả năng tài chính, mỗi đợt giải ngân vốn thì khách hàng nộp vào ngân hàng 30% vốn đối ứng. Nhưng thời gian gần đây không biết có quy định gì mới không mà các ngân hàng thương mại buộc khách hàng vay theo Nghị định 67 phải chứng minh đầy đủ bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng đủ 30% vốn đối ứng 1 lần, từ đó gây nhiều khó khăn cho khách hàng. Hầu như không có khách hàng nào trong hơn 30 khách hàng tại thị trấn Sông Ðốc được UBND tỉnh phê duyệt, chứng minh được nguồn vốn đối ứng. Theo ông Phú, nếu không gỡ khó từ phía ngân hàng trong việc chứng minh vốn đối ứng 1 lần thì số khách hàng còn lại khó có khả năng tiếp cận vốn theo Nghị định 67.

Thực hiện Nghị định 67, Ngân hàng BIDV chi nhánh Cà Mau đã chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu vay vốn 60 trường hợp, trong đó, có 33 khách hàng được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện thụ hưởng chính sách tín dụng này. Tuy nhiên, đến nay, BIDV chi nhánh Cà Mau mới ký 11 hợp đồng tín dụng với tổng vốn gần 84 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 53 tỷ đồng. Những khách hàng còn lại mặc dù nhân viên ngân hàng chủ động nhưng đến nay có nhiều khách hàng chưa cung cấp hồ sơ cho ngân hàng.

Theo Giám đốc BIDV chi nhánh Cà Mau Trần Văn Lực, phần lớn chủ tàu chưa nắm vững các quy định của Nhà nước trong quá trình thực hiện từ giai đoạn lập phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp cho đến giai đoạn ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đóng tàu, điều chỉnh thiết kế con tàu… Thực tế này dẫn đến thời gian thẩm định, giải ngân cho vay cũng bị ảnh hưởng do phải làm đi làm lại hoặc chờ cơ quan chức năng phê duyệt, điều chỉnh thiết kế. Vốn đối ứng theo quy định từ 5-30% tổng giá trị đầu tư tuỳ theo loại tàu là một thách thức không nhỏ đối với chủ tàu.

Về thắc mắc của Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú, Giám đốc BIDV chi nhánh Cà Mau Trần Văn Lực cho biết: "Quy định của ngân hàng không có gì thay đổi so với trước đây, điều quan trọng là chủ tàu phải chứng minh được vốn tự có, rất nhiều trường hợp khách hàng không chứng minh được nguồn vốn đối ứng này. Ðối với Nghị định 67, phía BIDV Cà Mau rất quan tâm, bởi nó mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân. Nhưng người dân cần phải đảm bảo vốn đối ứng phải là vốn nội lực, tránh tình trạng gồng mình lên đóng được con tàu hiện đại mà phải vay từ các nguồn vốn lãi suất cao khác. Sau khi có tàu thì không có vốn lưu động để bắt tay vào khai thác, đánh bắt xa bờ".

Vietinbank chi nhánh Cà Mau cũng đã chủ động tiếp cận 13 khách hàng, đến nay, có 3 hợp đồng được ký kết. Theo Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Cà Mau Du Minh Sến, thực hiện Nghị định 67 vừa là nhiệm vụ của Ðảng và Nhà nước giao, đồng thời cũng là cơ hội để ngân hàng tiếp cận thêm khách hàng mới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn lớn nhất là nguồn vốn đối ứng của các chủ tàu. Ngoài ra, còn nhiều khách hàng không cung cấp đủ hồ sơ…

Một vấn đề khó khăn nữa trong thực hiện Nghị định 67 là theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính và Công văn 3144/TCT-CS ngày 5/8/2015 của Tổng cục Thuế thì tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính từ 90 CV trở lên, máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có công suất máy chính từ 90 CV trở lên là đối tượng không chịu thuế GTGT… Tuy nhiên, trong thực tế, một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng quy định này làm cho chi phí của chủ tàu đội cao lên, điều này cũng gây khó khăn cho chủ tàu./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

推荐内容