【kết quả bóng đá châu âu rạng sáng nay】Đối phó với Trung Quốc: Nhiều nước điều lực lượng hải quân đến Biển Đông

时间:2025-01-13 03:07:40来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Nhiều quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông đã đồng loạt phản đối Trung Quốc về hành động lấn chiếm của Bắc Kinh,ĐốiphvớiTrungQuốcNhiềunướcđiềulựclượnghảiqunđếnBiểnĐkết quả bóng đá châu âu rạng sáng nay đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả.

Tàu sân bay USS Nimitz và Ronald Reagan đi qua Biển Đông. Ảnh: CNN

Hải quân Mỹ lo ngại trước sự trỗi dậy nhanh chóng của các lực lượng quân sự trên biển của Trung Quốc, song khẳng định sẽ tiếp tục thách thức các hành động của nước này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trợ lý Chỉ huy Thông tin Hải quân Mỹ Courtney Hillson nhận định với Newsweek: “Toàn bộ sự phát triển của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cả về quy mô lẫn năng lực đều đáng lo ngại”.

Theo đó, “Trung Quốc đã triển khai một hạm đội đa tầng gồm Quân đội Giải phóng Quốc gia, hải cảnh và dân quân biển - lực lượng bổ trợ hải quân được ngụy trang là các tàu dân sự. Nước này sẽ tiếp tục cưỡng ép tài nguyên trọng yếu trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, quân sự hóa Biển Đông và triển khai lực lượng tên lửa lớn nhất thế giới”, bà Hillson nhận định.

Thực tế, gần đây Bắc Kinh đã tiếp cận 3 mũi nhọn nhằm mở rộng năng lực hải quân trên biển kết hợp với các lực lượng tên lửa, để củng cố các yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bất chấp mối đe dọa này, bà Hillson đánh giá Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục đi qua các khu vực tranh chấp và phản đối những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố ảnh hưởng ở Biển Đông. Bà Hillson khẳng định: “Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động hàng hải, hàng không, cũng như hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để đối phó trước các hành vi xấu của Trung Quốc, ngăn chặn và chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm suy yếu một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do”.

Năm 2020, báo cáo của Mỹ về lực lượng quân sự Trung Quốc cho thấy: “Trung Quốc đã bằng hoặc thậm chí vượt Mỹ trong một số lĩnh vực hiện đại hóa quân đội, trong đó có đóng tàu, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo theo quy ước phóng từ đất liền cũng như các hệ thống phòng không hợp nhất”.

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc cố gắng tránh lao vào những cuộc xung đột lớn trong những năm gần đây nhưng quân đội Mỹ thường xuyên tiến hành các chiến dịch “tự do hàng hải” nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Gần đây, khi Tổng thống Biden nhậm chức mặc dù đã có những động thái thông thoáng hơn đối với nhiều quốc gia nhưng ông Biden vẫn xác định Trung Quốc là mối đe dọa số một của Mỹ. Quốc gia này được miêu tả là “đối thủ cạnh tranh duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để gia tăng thách thức lâu dài với một hệ thống quốc tế mở và ổn định”. Mỹ sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Bắc Kinh, nhưng sẽ tham vấn và bắt tay cùng các đồng minh để ứng phó “mối đe dọa” từ Bắc Kinh.

Theo đó, trong tháng 2-2021, Mỹ đã thực hiện 75 chuyến bay bằng máy bay trinh sát có người lái và không người lái trên Biển Đông, tăng 5 chuyến so với tháng 1. Phần lớn các chuyến bay này đều tiến hành để giám sát mặt đất, quản lý chiến đấu và chỉ huy, kiểm soát. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tiếp tục thuê các nhà thầu quốc phòng thực hiện nhiệm vụ giám sát trên Biển Đông.

Cùng thời gian này, nhiều quốc gia liên quan cũng đã điều lực lượng hải quân đến Biển Đông nhằm đối phó với Trung Quốc. Mới đây, giới chức Chính phủ Đức cho biết một tàu khu trục nước này sẽ lên đường tới châu Á vào tháng 8-2021 và sẽ đi qua Biển Đông trong hành trình trở về. Đây sẽ là tàu chiến đầu tiên của Đức tới Biển Đông kể từ năm 2002.

Động thái điều tàu chiến tới châu Á của Chính phủ Đức được đưa ra trong bối cảnh Hải quân Pháp hồi tháng trước đã thông báo về việc hai tàu tấn công đổ bộ Tonnere và tàu khu trục Surcouf của nước này đang trong lộ trình đến Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, để thực hiện một sứ mệnh kéo dài khoảng ba tháng.

Ngoài ra, còn có Hải quân Anh, Pháp, Canada, Australia, Nhật Bản và một số quốc gia khác cũng tham gia thực hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.

Những động thái trên chính là sự phản đối quyết liệt, lời răn đe nhằm vào sự ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, với mong muốn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được thực thi đúng nghĩa.

Ước tính số lượng tàu chiến của Trung Quốc sẽ tăng từ 360 chiếc vào năm 2020 lên đến 420 chiếc vào năm 2030, còn số lượng tàu chiến của Mỹ dự kiến tăng từ 297 vào năm 2020 lên đến 355 chiếc vào năm 2034. Bắc Kinh dự kiến sẽ hạ thủy tàu sân bay thứ 3 trong năm nay và đưa vào hoạt động cùng với các tàu sân bay Liêu Ninh, Sơn Đông.

 

HN tổng hợp

相关内容
推荐内容