【kq nagoya】Bài 10: Chỉ sử dụng vốn ODA cho lĩnh vực tạo nguồn thu tương lai

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-09 23:53:19 来源:88Point 作者:World Cup 点击:118次

trang 6

Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.

>> Bài 9: Xây dựng giải pháp xử lý dứt điểm nợ quá hạn

>> Bài 8: Chỉ đầu tư cho những dự án cấp thiết

>> Bài 7: Không vì phát triển nóng mà để lại hậu quả tài chính

>> Bài 6: Đẩy mạnh cho vay lại,àiChỉsửdụngvốnODAcholĩnhvựctạonguồnthutươkq nagoya giảm tỷ lệ vốn cấp phát

>> Bài 5: Thanh tra tài chính - công cụ giám sát, quản lý nợ công hiệu quả

>> Bài 4: Cần có chiến lược vay vốn bài bản

>> Bài 3 - Muốn giảm nợ công: Ngân sách phải bớt 'ôm đồm'

>> Bài 2: Thực hiện nhiều giải pháp để nợ công an toàn, bền vững

>> Bài 1 - Nợ công Việt Nam: Tỷ lệ vay nước ngoài ngày càng giảm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xác định ngưỡng an toàn trong vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, không ảnh hưởng đến trần nợ công.

* PV: Thưa Bộ trưởng, nguồn vốn ODA thời gian qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên, với cách hiểu của không ít người cho rằng, ODA là khoản viện trợ hoặc cho không của các quốc gia phát triển, nên chưa thực sự chú trọng để quản lý, sử dụng một cách hiệu quả. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này?

- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng:Việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua được đánh giá về cơ bản đạt hiệu quả và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.

Cộng đồng tài trợ quốc tế duy trì cam kết cung cấp vốn ODA cho Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua ngay cả những thời điểm kinh tế khu vực và thế giới khó khăn, có thể thấy rõ sự ủng hộ đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã tạo môi trường tin cậy để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam.

Về mặt chính sách chúng ta đã chủ động khai thác những mặt tích cực của ODA để phục vụ cho công cuộc đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế… Điều này thể hiện rất rõ khi chúng ta tiếp nhận các khoản vay và viện trợ kèm theo các khung chính sách của các định chế tài chính quốc tế (IMF, WB…), như: Cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực tư nhân, các chính sách về cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng… mà vẫn giữ vững độc lập, tự chủ, theo lộ trình đã định, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và không lệ thuộc vào “đơn thuốc” của các nhà tài trợ.

ong dung

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Về mặt kinh tế, mặc dù ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn. Trong thời gian qua, ODA có mặt ở hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: Nông nghiệp, điện, giao thông, y tế, giáo dục, phát triển đô thị và đặc biệt là cả trong lĩnh vực phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người… Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.

Việt Nam luôn nhận thức là phải sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nhất nguồn vốn ODA, vì ngay từ đầu chúng ta đã tiếp nhận nguồn vốn ODA vay ưu đãi, chiếm tới 85% tổng số vốn ODA dành cho Việt Nam. Chính vì vậy, để đảm bảo giữ gìn uy tín quốc gia, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết quốc tế của mình với nhà tài trợ.

Thời gian qua đã xảy ra một số vụ, việc tiêu cực trong sử dụng nguồn vốn ODA ở một số dự án chưa thực sự hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Từ thực tế này đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá các dự án của các ngành, các cấp, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản và chủ dự án, đặc biệt tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

* PV: Thưa Bộ trưởng, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi vẫn còn chậm so với tiến độ đã cam kết. Với việc thu hút các nguồn vốn ODA ưu đãi sẽ ngày càng khó khăn khi Việt Nam đã ở ngưỡng thu nhập trung bình, nếu tình hình giải ngân chậm được cải thiện, mỗi năm Việt Nam mất hàng trăm triệu USD chi phí cơ hội. Vậy, xin Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân của việc chậm giải ngân các nguồn vốn này là do đâu?

- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng:Mặc dù việc thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã đạt được những tiến bộ nhất định, song so với tiến độ đề ra trong các hiệp định đã ký kết vẫn chưa đạt yêu cầu, nhiều chương trình, dự án phải gia hạn. Hạn chế này xuất phát từ các nguyên nhân đó là: Sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ; chất lượng văn kiện chương trình, dự án chưa đáp ứng được yêu cầu; thời gian chuẩn bị dự án và chuẩn bị thực hiện dự án kéo dài. Cùng với đó là các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thiếu vốn đối ứng; năng lực tổ chức và quản lý ODA và vốn vay ưu đãi ở cấp địa phương còn hạn chế. Và chúng ta còn thiếu kinh nghiệm về đàm phán, quản lý hợp đồng…

Nhận thức rõ những nguyên nhân gây chậm trễ trên, Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, nhà tài trợ xây dựng Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014 - 2015. Kế hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1257/QĐ-TTg ngày 25/7/2014. Đây là một kế hoạch mang tính khoa học và toàn diện, bao quát các lĩnh vực từ xây dựng chiến lược, chính sách, hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế về ODA và vốn vay ưu đãi đến khâu chuẩn bị, ký kết, thực hiện các chương trình, dự án; trong đó tập trung các giải pháp tăng cường năng lực quản lý, tổ chức thực hiện, xử lý các khó khăn, vướng mắc đến giám sát, đánh giá đảm bảo công khai, minh bạch, chống tham nhũng trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Trong thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt các cơ quan có đại diện là các thành viên trong Ban chỉ đạo đã chủ động, tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động này, mang lại những kết quả tích cực.

* PV: Thời gian tới, theo Bộ trưởng, chúng ta phải làm gì để quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích; đồng thời tạo ra lợi nhuận đủ khả năng thanh toán từng nguồn vốn khi đến kỳ trả nợ?

- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng:Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong thời gian tới đã được thể hiện rõ trong Đề án định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020 (Đề án ODA 2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm nay và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:

Đối với nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại, sẽ ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng chính sách phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, hỗ trợ trực tiếp các cải thiện về đời sống văn hóa - xã hội, môi trường cho người dân, nhất là khu vực người nghèo cho những vùng nông thôn miền núi, đồng bào dân tộc, phát triển y tế - giáo dục…

Đối với nguồn vốn vay ODA ưu đãi, sẽ sử dụng cho các chương trình, dự án mà có khả năng thu hồi vốn. Ví dụ dự án Metro tàu điện ngầm, dự án đường cao tốc, các nhà máy điện… là những dự án có khả năng tạo nguồn thu và thu hồi vốn trực tiếp.

Chúng ta sẽ không sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hoạt động có tính chất sự nghiệp hay những hoạt động không tạo được nguồn thu trong tương lai. Đây là hướng hết sức quan trọng trong sử dụng vốn vay thời gian tới.

Ngoài ra, theo Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công, chúng ta sẽ đẩy mạnh cho các địa phương vay lại nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi. Trước đây, Trung ương đứng ra vay của các nhà tài trợ sau đó cơ bản cấp phát lại cho các địa phương thực hiện các dự án ODA. Bây giờ, để nâng cao trách nhiệm của các địa phương, Chính phủ sẽ định hướng cho các địa phương và sẽ yêu cầu các địa phương phải vay lại theo tỷ lệ căn cứ nguồn thu ngân sách của địa phương, để tăng cường trách nhiệm trong sử dụng nguồn vốn này. Theo tôi, đó là giải pháp rất quan trọng trong thời gian tới.

* PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương hoàn thiện để sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP để đẩy nhanh quá trình chuẩn bị, phê duyệt danh mục dự án, đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực hiện các dự án. Thường xuyên phối hợp với các nhà tài trợ như WB, ADB, Nhật Bản… kiểm điểm tình hình thực hiện dự án để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tái cấu trúc danh mục các dự án, cắt hoặc hủy vốn đối với những dự án chậm trễ trong quá trình thực hiện và giải ngân, sử dụng vốn vay không hiệu quả. Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xác định ngưỡng an toàn trong vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, không ảnh hưởng đến trần nợ công”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Huyền Trang (thực hiện)

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接