Lội suối bắt cua đêm Khoảng 18 giờ,ưusinhbằngnghềbắtcuasuốtỷ số crystal palace tôi cùng anh Đặng Duy Tuấn (SN 1984), ngụ khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú) chuẩn bị đồ nghề để đi bắt cua đêm. Với quần áo bảo hộ lao động, giày, nón, bao đựng cua và chiếc đèn pin đội đầu, chúng tôi đi bộ khoảng hơn 2km đến suối Ma, con suối chảy qua địa phận thị trấn Tân Phú rồi đổ ra hồ Suối Giai. Từ khi nhà nước xây dựng đập Bà Mụ để trữ nước phục vụ sản xuất người dân thường đến đây thả lưới bắt cá, hái hoa súng... Một vài người không may chết đuối, từ đó nhiều câu chuyện huyền bí được thêu dệt, có lẽ từ đó người dân gọi là suối Ma. Trước khi đổ về hồ Suối Giai có đoạn suối nhỏ, rộng khoảng 2-3m, có chỗ chỉ 1m, hai bên bờ chủ yếu là đất rẫy của người dân. Khoảng 19 giờ, chúng tôi xuống suối, vừa lội vừa quan sát tìm dấu vết của cua. Anh Tuấn cho biết: “Muốn soi được nhiều cua phải chọn ngày trời nắng, nước suối cạn. Nếu nước sâu hoặc đục thì không thể tìm thấy cua bởi chúng hay bò dưới đáy suối tìm thức ăn nên rất khó phát hiện”. Anh Tuấn thường xuyên bắt cua suối cải thiện đời sống Trực tiếp lội suối soi đèn bắt cua tôi mới cảm nhận được nghề bắt cua vất vả chừng nào. Đường vào con suối khúc khuỷu, gập ghềnh, đá sỏi lởm chởm, trơn trượt. Hai bên bờ cây cối um tùm, gai mắc cỡ giăng ngang, phải luồn lách, khom người mới qua được. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh Tuấn chia sẻ: “Từ ngoài Bắc vào đây lập nghiệp tôi làm nhiều nghề, từ thợ hồ, thợ sắt, tiếp thị... tối nào rảnh thì đi bắt cua. Lúc đầu tôi đi theo bắt về ăn cho vui, thấy cua nhiều nên ham, ăn không hết thì đem bán. Trước đây không có việc làm, vợ chồng tôi thường xuyên đi bắt cua bán, vậy mà cũng đủ chi tiêu dè xẻn trong gia đình. Bắt cua thường phải đi 2 người để hỗ trợ nhau. Mỗi người soi một bên suối để quan sát kỹ từ hốc đá, lùm cây mới bắt được nhiều cua. Tôi đã có 7-8 năm đi bắt cua. Mới đầu tôi sợ lắm, ban đêm lò mò trong suối, cây cối um tùm, lại thường gặp rắn, rết. Ở đây có rất nhiều người dân đi bắt cua suối, địa điểm mà họ thường chọn để bắt là các con suối nhỏ, mực nước vừa phải có thể lội bộ được. Mùa khô khi suối cạn kiệt thì bắt cua trong hang”. Vất vả nhưng thu nhập khá Anh Tuấn cho biết, cua thường ăn xác động vật, côn trùng, lá cây, sống trong các hang hốc dưới những khóm cây bên suối. Tối đến cua ra khỏi hang tìm thức ăn. Cua thường bò dưới đáy suối, hay bám vào những lùm cây, bụi cỏ bên bờ, muốn bắt được nhiều cua phải nhanh tay, nhanh mắt. Cả buổi tối lội dọc suối Ma, quần áo ướt sũng, chân tay trầy xước... chúng tôi ra về với thành quả hơn 5kg cua. “Giá cua lên xuống thất thường, nhưng khách hàng rất chuộng cua suối, bởi cua suối là cua tự nhiên nên chắc, nhiều thịt. Giá cua suối thường cao hơn cua nuôi từ 20-30%. Mùa mưa cua nhiều giá khoảng 70-80 ngàn đồng/kg, mùa khô 120 ngàn đồng/kg. Mỗi tối đi bắt từ 19 đến 22 giờ được khoảng 5-7kg, bán được khoảng 400-500 ngàn đồng. Tuy bắt cua đêm rất vất vả nhưng thu nhập khá nên nhiều người đi bắt để cải thiện cuộc sống” - anh Tuấn cho biết thêm. Khắc Bảy |