【chuyên gia nhận định】Nhức nhối lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi
Xóa bỏ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là trách nhiệm của cả cộng đồng - Ảnh: Minh Phương |
Loạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Vụ việc nhiều trang trại phía Nam bị phát hiện dùng chất tạo nạc (Salbutamol) để giúp heo tăng lượng nạc,ứcnhốilạmdụngchấtcấmtrongchănnuôchuyên gia nhận định giảm mỡ, hình thức đẹp còn chưa lắng xuống thì mới đây, thông tin nhiều cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng loại hóa chất vốn chỉ được dùng trong ngành xây dựng và dệt nhuộm để tạo màu vàng cho sản phẩm cũng như tạo độ vàng, bóng cho da gà khiến nhiều người giật mình. Tiếp đến là việc pha thuốc kháng sinh vào thức ăn cho thủy sản nhằm mục đích ngừa bệnh, kích thích tăng trưởng… Một loạt các vấn đề liên quan đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản xảy ra trong thời gian vừa qua đã khiến cho người tiêu dùng hoang mang.
Ông Nguyễn Như Tiệp- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, 9 tháng đầu năm 2015, Bộ NN&PTNT đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm. Trong đó, đáng chú ý là đợt thanh tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty gồm: Công ty CP sản xuất và thương mại Đại An Tín, Công ty TNHH Vimark, Công ty sản xuất thuốc thú y Khoa Nguyên, Công ty TNHH thuốc thú y- thủy sản Cường Phát, Công ty TNHH CP thương mại và sản xuất Bắc Âu Mỹ sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất Vàng-O (VAT YELLOW), tịch thu 20kg chất bột màu trắng không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ...
Cũng theo ông Nguyễn Như Tiệp, số liệu giám sát an toàn thực phẩm (ATTP)nông thủy sản trên diện rộng 9 tháng đầu năm cho thấy tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm ATTP còn cao, một số chỉ số ATTP chưa có cải thiện so với năm 2014 (1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép; 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc BVTV vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có Salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng).
Bên cạnh đó, một số vấn đề tồn tại đã lâu, gây bức xúc trong dư luận chậm được giải quyết như: việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; kháng sinh, chất bảo quản trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng... Những điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của hàng nông sản, thủy sản Việt Nam.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, chính tâm lý thích heo nạc hay tập quán thích ăn những loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt của người dân đã vô tình tiếp tay cho người chăn nuôi sử dụng các loại chất cấm hoặc không có trong danh mục cho phép. Vì vậy, việc giải quyết căn bản tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng nhằm giảm thiểu mức tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Phải xử lý tận gốc
Thực tế cho thấy, người chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc salbutamol là do thương lái buôn bán heo đến tận trại giới thiệu, hướng dẫn sử dụng chất tạo nạc trộn vào thức ăn chăn nuôi cho heo. Thịt heo dùng chất tạo nạc đẹp hơn và có giá bán cao hơn là lý do để người chăn nuôi và thương lái chọn sử dụng chất cấm.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, những hoạt chất được phát hiện trong thực phẩm thời gian qua có thể do người dân mua thuốc thành phẩm để sử dụng hoặc mua từ các nguồn nhập lậu… Bộ Y tế sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, sử dụng thuốc kháng sinh để chấn chỉnh tình trạng này. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thì vấn đề thanh tra, xử lý vi phạm cần phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Bắt được người nuôi, xử phạt mấy triệu đồng chỉ là xử lý phần ngọn. Phải ngăn chặn tận gốc, tức là phát hiện và xử lý các đối tượng buôn bán chất cấm, tuồn chất cấm vào trong chăn nuôi, thu lợi nhuận trên sức khỏe của người dân”.
Phát biểu tai một hội nghị của ngành nông nghiệp mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Công tác ATTP hiện nay khó giải quyết triệt để trong thời gian ngắn mà cần kiên trì, cố gắng lâu dài, tập trung vào việc sử dụng chất Vàng O, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, cần cảnh báo đến các hộ dân về những nguy cơ trong việc sử dụng các chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi. Mặt khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ, ngành và các lực lượng chức năng nhằm triển khai hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra để sớm phát hiện, xử lý những vi phạm trong vấn đề ATTP, hướng tới nông sản sạch phục vụ xuất khẩu và bảo đảm sức khỏe nhân dân.
Bộ NN&PTNT phát động đợt cao điểm hành động ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2016. Trong đó, tập trung giải quyết căn bản tình trạng sử dụng chất cấm gồm: Salbutamol và chất Vàng O trong chăn nuôi, chất kháng sinh trong thủy sản. |
-
Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt NamĂn sứa chữa ho, hen suyễn và chân phù nềRùng mình với kết quả xét nghiệm mẫu nước chạy thận tại 25 tỉnh thànhThấy dấu hiệu báo động mà chủ quan, mẹ bầu bị ung thư dạ dày vẫn nghĩ mình ốm nghénTạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng NaiĐàn ông yếu trong ‘cuộc yêu’ nên xem lại có hay ăn những thực phẩm này?Sốt xuất huyết bùng phát nguy hiểm, Cục Y tế dự phòng cảnh báo8 mỹ phẩm do Overseas Fashions nhập khẩu có công thức không đúng công bốHoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8 Thịt gà Việt dồn dập 'xuất ngoại'
下一篇:Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Cảnh báo giao thông: Đèo Chiềng Pấc
- ·'Sự thật' về những thực phẩm đông lạnh tại siêu thị ai biết cũng phải 'kinh hãi'
- ·Cảnh giác với tình trạng giả danh bán đầu thu truyền hình số mặt đất với giá cao
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Cây độc: Hương Bài có độc nhưng lại là cây quý giúp nhà nông thoát nghèo
- ·Suy giảm trí nhớ
- ·Dùng wifi tại quán ven đường vô tình tự đặt mình vào trạng thái bị đe dọa
- ·PM to visit Laos, co
- ·Kinh hoàng dùng thuốc trừ sâu ở Việt Nam: Một vụ phun 6
- ·Liên tiếp ngộ độc thực phẩm đám cỗ ở Hà Giang, Cục ATTP ra công văn cảnh báo
- ·Ổ vi khuẩn bám 'chằng chịt' trên điện thoại di động, đe dọa sức khỏe người dùng
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Những tác hại khôn lường của kiểu ngồi vắt chéo chân
- ·Cậu bé 9 tuổi bị ngưng tim sau khi ăn bánh mì kẹp xúc xích
- ·Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc, ung thư da vì đeo... đồng hồ giả
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Dùng phấn rôm cho trẻ có thể gây nghẽn thở và ung thư
- ·Hít phải loại nước hoa này sẽ dẫn đến suy hô hấp, tổn hại thần kinh
- ·Cảnh báo phụ nữ mắc sốt xuất huyết có thể bị sảy thai
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Hầu hết kem dưỡng ẩm “gian lận” nhãn gán, gây kích ứng da và gây nguy hiểm cho người dùng
- ·Những thực phẩm chứa nhiều chất asen có nguy cơ gây ung thư phổi
- ·Xe ô tô nhanh chóng thành 'sắt vụn' nếu mắc sai lầm này khi tự rửa tại nhà
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Những vụ nước sinh hoạt chuyển màu khiến cư dân hoang mang
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Dùng gia vị kiểu này sẽ 'chết' nhanh hơn bạn tưởng
- ·Hóa chất gây ung thư tiềm ẩn trong các mùi hương trong nhà
- ·Cách phân biệt bình gas Petrolimex thật – giả đơn giản
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Nổ bình khí bơm bóng bay bán cho học sinh, người phụ nữ bỏng nặng
- ·Dùng thiết bị wifi có thể bị đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân
- ·Cảnh báo giao thông: Cẩn trọng với 'cửa tử' nơi đèo Giang Ma
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Dùng bình nóng lạnh sai cách gây hậu quả chết người