【bang xep hang 2 anh】Vũ khí bảo vệ đồng ruble của Tổng thống Putin

时间:2025-01-10 07:44:22 来源:88Point

vu khi bao ve dong ruble cua tong thong putin

Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng lãi suất từ 10,ũkhíbảovệđồngrublecủaTổngthốbang xep hang 2 anh5% lên 17%, sau khi đồng ruble rơi vào tình trạng mất kiểm soát, mất giá tới 10 trong ngày 16-12.

Trước thực tế đó, ông Putin đang đứng trước các lựa chọn trong cuộc chiến bảo vệ đồng ruble bao gồm tăng lãi suất, bán dự trữ ngoại tệ, áp đặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn chảy ra ngoài.

Thực tế, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 17% - mức được coi là gần đến ngưỡng "tự sát". Trong khi đó, Tổng thống Putin mới đây cũng bóng gió nói rằng dự trữ ngoại tệ của Nga dù vẫn ở mức cao nhưng không nên phung phí để cứu đồng nội tệ. Như vậy chỉ còn một lựa chọn cuối cùng là các biện pháp kiểm soát vốn.

Kinh tế học kiểm soát các dòng vốn ra tương đối dễ hiểu. Các biện pháp kiểm soát ấn định một mức phí đối với các nhà đầu tư trong việc đưa vốn ra khỏi thị trường nội địa - một mức phí mà nhà chức trách không còn phải trả dưới dạng tỉ giá hối đoái bị đánh giá quá thấp.

Bởi vậy, chúng mở ra cơ hội cho nhà chức trách thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi nền kinh tế nội địa hoặc chí ít là hạn chế tổn thất. Đặc biệt, chúng cho phép các cơ quan quản lý tiền tệ giảm lãi suất khi các biện pháp kiểm soát vốn đảm nhiệm phần nào gánh nặng bảo vệ đồng nội tệ.

Điều quan trọng là các cơ quan chức năng phải tận dụng được cơ hội mà các biện pháp như vậy mang lại để thiết lập một đường lối chính sách tin cậy khiến các nhà đầu tư sẵn sàng quay lại và ở lại.

Ví dụ điển hình để minh họa cho việc sử dụng thành công các biện pháp kiểm soát là Malaysia. Trước tình trạng dòng vốn chảy ra nước ngoài và giảm sút dự trữ ngoại tệ hồi năm 1998, Chính phủ Malaysia đã thực hiện hàng loạt biện pháp như cấm các ngân hàng tham gia giao dịch hoán đổi hoặc có kỳ hạn liên quan đến thương mại với nước ngoài, giới hạn thời gian nhà đầu tư nước ngoài được phép rút vốn khỏi thị trường và chuyển toàn bộ đồng ringgit ở thị trường nước ngoài về nước bao gồm cả tiền gửi bằng đồng ringgit tại ngân hàng nước ngoài...

Các biện pháp dần được nới lỏng khi nền kinh tế cải thiện, cho phép Malaysia trở lại thị trường trái phiếu quốc tế năm 1999. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát dòng vốn ra không phải lúc nào cũng hiệu quả. Trong một số trường hợp, các biện pháp này không những giúp bảo vệ đồng nội tệ mà ngược lại còn tạo lạm phát kinh niên và chảy vốn ra ngoài như tại Argentina từ năm 2002 và Venezuela từ năm 2003.

Bài học chính từ kinh nghiệm quốc tế là kiểm soát dòng vốn chảy ra có thể hiệu quả, nhưng chỉ với điều kiện chúng được thực hiện kèm với một kế hoạch chính sách đáng tin cậy giải quyết thấu đáo căn nguyên của khủng hoảng lòng tin. Do đó, Nga cần vạch ra một kế hoạch rõ ràng để thích ứng với một khoảng thời gian giá dầu thấp kéo dài.

推荐内容