发布时间:2025-01-11 14:07:31 来源:88Point 作者:La liga
XÁC MINH TÀI SẢN,ựthảoLuậtPhogravengchốngthamnhũngvagravenhữngkỳvọkq giai hang nhat anh THU NHẬP
BP - Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, việc xác minh tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản. Và việc xác minh tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết; theo yêu cầu của hội đồng bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; có hành vi tham nhũng. Như vậy, người có thẩm quyền không ra quyết định, thì việc xác minh tài sản sẽ không được thực hiện. Đồng thời, nếu không phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết..., thì việc xác minh tài sản sẽ không được tiến hành.
Để khắc phục bất cập này và đảm bảo việc kê khai chính xác, trung thực nhằm kiểm soát hiệu quả hơn tài sản, thu nhập của người kê khai, dự thảo luật đã mở rộng căn cứ xác minh tài sản, thu nhập so với quy định hiện hành. Cụ thể, tại các khoản 1, 2, 3 của Điều 56 trong dự thảo có quy định như sau: Khi có căn cứ cho rằng việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, tài sản, thu nhập được kê khai không minh bạch mà không giải trình được một cách hợp lý. Khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập mà người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan. Khi tiến hành bầu, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ đối với người được dự kiến bầu, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 trở lên.
Ngoài ra, dự thảo luật còn quy định khi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xét thấy cần xác minh tài sản, thu nhập của người được dự kiến bầu, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm dưới 0,9 trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Cụ thể, tại Khoản 4, Điều 56 có nêu: Khi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xét thấy cần xác minh tài sản, thu nhập của người được dự kiến bầu, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm dưới 0,9 trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập, tại Điều 56 trong dự thảo đã quy định cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo thẩm quyền quản lý tập trung và kiểm soát tài sản, thu nhập cho phù hợp với những quy định mới về thẩm quyền quản lý bản kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập. Phương án này cũng giúp khắc phục những quy định chưa rõ ràng trong pháp luật hiện hành về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập.
XỬ LÝ TÀI SẢN KÊ KHAI KHÔNG TRUNG THỰC...
Đây là nội dung hoàn toàn mới và quan trọng của dự thảo, với những chế tài cụ thể nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về việc nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng (Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7-12-2015 của Bộ Chính trị). Theo đó, qua kết quả xác minh nếu kết luận tài sản, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ kê khai lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai, thì cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý thuế xem xét, xử lý và truy thu thuế nếu người có nghĩa vụ kê khai giải trình được một cách hợp lý nguồn gốc của phần tài sản, thu nhập chênh lệch; hoặc khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án cấp có thẩm quyền để phán quyết về quyền sở hữu đối với phần tài sản, thu nhập chênh lệch nếu không giải trình được một cách hợp lý.
Đồng thời, dự thảo cũng quy định rõ: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu phát hiện tài sản, thu nhập của người kê khai không được kê khai trung thực thì phải chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan để cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định. Và người có nghĩa vụ kê khai khi bị kết luận có tài sản, thu nhập kê khai không trung thực có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý, trong dự thảo quy định trường hợp qua xác minh kết luận người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm, thì: Khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án cấp có thẩm quyền để phán quyết về quyền sở hữu đối với phần tài sản, thu nhập chênh lệch nếu người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được một cách hợp lý (Điểm b, Khoản 1, Điều 72).
Thanh tra Chính phủ vừa công bố dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành ở Trung ương, địa phương và nhân dân trong cả nước. So với luật hiện hành, nội dung của dự thảo luật có rất nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung và được dư luận đồng tình cao. Đặc biệt, trong dự thảo có nhiều điều hoàn toàn mới và được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống quốc nạn “nội xâm”. |
PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG
Đây cũng là một nội dung mới trong dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, nhằm khắc phục những hạn chế trong việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát trên tinh thần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát trong việc làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trước khi chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng xử lý theo trình tự tố tụng hình sự nếu xét thấy có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Dự thảo luật cũng làm rõ việc thực hiện chức năng giám sát của các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử; đồng thời thể chế hóa vai trò hệ thống cơ quan kiểm tra của Đảng trong xử lý người thực hiện hành vi tham nhũng. Trên tinh thần đó, dự thảo luật quy định rõ về căn cứ tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng việc xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Cụ thể, về xử lý tài sản có liên quan đến hành vi tham nhũng, tại Điều 83 có quy định như sau: Khi phát hiện tài sản tham nhũng thì Ủy ban kiểm tra Đảng, cơ quan thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thu hồi. Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung công. Đối với tài sản tham nhũng không xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản tham nhũng bị trộn lẫn với tài sản khác không thể phân định được thì được sung công. Việc thu hồi tài sản tham nhũng, tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Về việc xử lý hành vi tham nhũng, dự thảo để theo 2 phương án: Phương án 1 là trường hợp hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định kiểm tra, thanh tra, kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng, ra kết luận và chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Phương án 2 là trường hợp hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định kiểm tra, thanh tra, kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng, ra kết luận và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, đồng thời thông báo văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp biết.
N.V
相关文章
随便看看