88Point88Point

【ketquade.net 30】Khí phách quan tri huyện đầu tiên ở Cà Mau

Báo Cà Mau(CMO) Trên đường Nguyễn Thiện Năng, Phường 4, TP Cà Mau, nằm giữa Đình Thành Hoàng và chùa Phật Tổ là Miếu Thần Minh. Đó chính là nơi thờ tự vị quan tri huyện đầu tiên ở xứ Cà Mau - Tri huyện Nguyễn Thiện Năng cùng vợ và con trai nhỏ, với cái chết lẫm liệt để chống lại bọn người phản tặc mưu đồ cát cứ, giữ gìn vùng biên thổ quốc gia nơi cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Cà Mau là vùng đất được khai phá muộn màng. Theo một số tài liệu, cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, dưới triều Nguyễn, Cà Mau là 1 trong 7 xã thuộc trấn Hà Tiên. Đến năm 1757, Cà Mau được đặt thành đạo Long Xuyên. Năm 1832, vua Minh Mạng cho thành lập tỉnh Hà Tiên, đạo Long Xuyên được đổi thành huyện Long Xuyên, 1 trong 8 huyện của tỉnh Hà Tiên.

Cổng chính vào Miếu Thần Minh.

Ông Nguyễn Thiện Năng người gốc miền Trung, văn võ song toàn. Năm 1833, ông được triều đình bổ nhiệm vào làm Tri huyện Long Xuyên (địa phận tỉnh Cà Mau ngày nay), trở thành vị quan tri huyện đầu tiên “trấn thủ” vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Theo lời kể của ông Đặng Văn Út (Út Bửu), Trưởng Ban Quản trị Miếu Thần Minh: Tương truyền, khi ông Nguyễn Thiện Năng về trấn nhậm vùng đất Cà Mau, dân tình còn thưa thớt, đất đai hoang sơ. Huyện đường được đặt ở phần đất đoạn khỏi Chùa Bà trở xuống (thuộc địa phận Phường 1, TP Cà Mau ngày nay).

Tri huyện Nguyễn Thiện Năng là người đức độ, cương trực, thanh liêm, rất mực yêu thương, quan tâm đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Ông tiến hành cho khai hoang, đào kinh dẫn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Ngày đó đa số dân chúng mù chữ, ông tập hợp bà con lại dạy văn hoá, hướng dẫn làm nông nghiệp, khai thác cây rừng và các sản vật dưới tán rừng... Nhờ đó, đời sống người dân phát triển tương đối ổn định. Vì vậy, nhân dân rất mực quý trọng, kính nể ông.

Mọi việc đang trên đà thuận lợi, chẳng may vào năm 1835, ông lâm trọng bệnh. Bấy giờ trong bối cảnh đất nước có nhiều loạn lạc, một số người trong ban Hoa kiều ở Cà Mau thừa cơ cấu kết với thế lực bên ngoài nghịch loạn, mong lập cát cứ, chiếm cõi xưng hùng. Họ bao vây huyện đường, khống chế và ra lệnh ông đầu hàng, làm theo yêu cầu của họ thì vẫn được hưởng quyền cao chức trọng, gia đạo giàu sang mà bảo toàn được tính mạng.

Nhưng Tri huyện Nguyễn Thiện Năng kiên quyết không nghe và dõng dạc tuyên bố, ông được vua phân công trấn giữ vùng đất này thì chết sống cũng phải bảo vệ vùng đất, bảo vệ nhân dân, không bao giờ đầu hàng, không bao giờ nghe theo một thế lực nào khác để hại dân, bán nước.

Dù đang trọng bệnh, sức khoẻ giảm sút, nhưng vốn giỏi võ, ông đèo con trai nhỏ phía sau lưng, cùng vợ (cũng hết sức giỏi võ), chiến đấu oanh liệt với đám người phản loạn. Chống cự đến ngày mùng 6/7 âm lịch năm 1835 thì sức cùng lực kiệt, “mãnh hổ nan địch quần hồ”, ông cùng vợ và con trai tuẫn tiết để giữ tròn khí phách. Thi thể ông cùng vợ và con được chôn chung một mồ (bên bờ sông Cà Mau, đoạn dưới chân cầu Phan Ngọc Hiển, thuộc địa phận Phường 5, TP Cà Mau ngày nay).

Sau đó, huyện Kiên An (tỉnh Kiên Giang ngày nay) hay tin, cầu cứu triều đình viện binh đến dẹp loạn. Khi trật tự được lập lại, người dân vì thương tiếc, kính trọng, tri ân ông đã tu bổ ngôi mộ và thắp nhang thờ cúng.

Cũng theo tương truyền, ông rất linh thiêng, sau khi ông mất, có một sự kiện gây chấn động bấy giờ. Số là người cầm đầu băng đảng cấu kết tiêu diệt ông mang họ Quách, trong gia đình, dòng họ khi ấy lần lượt rất nhiều người gặp tai nạn, chết chóc một cách bất thường. Không chịu nổi cảnh khủng khiếp ấy kéo dài, người Hoa ở đây cùng dòng họ Quách và người dân lập đàng khấn vái ông. Và ông đã nhập hồn vào ông hương Trương Văn Đựng, cảnh báo rằng, nếu không manh nha mộng phản tặc nữa thì ông sẽ buông tha, phù hộ cho làm ăn sinh sống ổn định.

Linh ứng thay, từ đó về sau, họ Quách trong vùng trở lại cuộc sống bình yên. Năm 1886, người Hoa ở Cà Mau và nhân dân trong vùng lập miếu thờ ông ngay nơi phần mộ để tỏ dạ tôn sùng và sám hối.

Thấy ông quá linh hiển, tiếng lành đồn xa, từ đó dân trong các vùng lục tỉnh thường kéo tới khấn vái mong được ông phù hộ gia đạo bình an, làm ăn thuận lợi... Cầu được, ước thấy nên người dân rất tín ngưỡng, tôn ông là “thần minh nhất xứ” (vị linh thần số 1 của xứ Cà Mau) và đặt tên miếu là Thần Minh Miếu (Miếu Thần Minh).

Dưới thời Pháp thuộc, năm 1938, do chính quyền có kế hoạch xây dựng cầu quay bắc qua sông Cà Mau nên người dân đã di dời miếu thờ và hài cốt ông cùng vợ con đến cải táng ở vị trí ngày nay.

Trải qua nhiều lần trùng tu, hiện ngôi miếu và mộ phần ông phía sau miếu được xây dựng khá khang trang. Trước đây phía trước miếu là con kênh với tên gọi Kênh Chùa. Ngày nay con kênh được san lấp thành đường và mang tên ông - Nguyễn Thiện Năng.

Ông Đặng Văn Út cho biết, hằng năm, vào mùng 6-7/7 âm lịch, Ban Quản trị miếu tổ chức cúng giỗ ông rất trang trọng. Ngày tiên thường, ban tổ chức sắm sửa khai trầu rượu, lư hương sang Đình Thành Hoàng kế cận thực hiện nghi thức xin phép và thỉnh Thành Hoàng qua dự lễ cúng. Buổi cúng chính diễn ra vào 7 giờ sáng ngày mùng 7. Dàn học trò lễ 6 người, có nhạc lễ, thực hiện nghi thức 6 lần dâng rượu cúng và một số nghi thức khác. Lễ vật gồm con heo quay, hoa quả, bánh trái, những sản vật quê hương. Bên cạnh đó, ban tổ chức còn mua con heo trắng để làm cỗ bàn đãi quan khách. Dịp này, người dân trong vùng và khách thập phương tập trung về dự lễ giỗ rất đông, thường khoảng 400-500 người.

Ông Út cũng cho biết thêm, do tiếng đồn ông linh hiển nên thường ngày có nhiều người tin tưởng tới thắp nhang ông cầu xin phù hộ chuyện làm ăn, mua bán, cầu mong sức khoẻ, con cái học hành... Vì vậy mà nơi điện thờ ông và mộ phần không lúc nào ngớt hoa tươi do người dân dâng cúng.  

Cũng theo ông Út, hiện nay chỉ có thông tin rằng ông Nguyễn Thiện Năng là gốc miền Trung, ngoài ra không biết thêm tỉnh nào, gia tộc ra sao. Nhân chuyến đi Kiên Giang của nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân năm 2006, Ban Quản trị miếu có fax thư mời ông sang viếng miếu và muốn tìm hiểu thêm về nguồn gốc (vì thấy ông Nguyễn Thiện Nhân cùng họ và chữ lót với Nguyễn Thiện Năng). Ông Nguyễn Thiện Nhân đã sang viếng miếu. Nhưng ông cho biết, nguyên quán ở Bến Tre không có liên quan gì về gốc gác với ông Nguyễn Thiện Năng. Dẫu vậy, vì ngưỡng mộ, ông Nhân cũng đã ghi vào sổ lưu niệm, trong đó có đoạn “...vô cùng xúc động khi được biết công đức to lớn của Thần Minh Nguyễn Thiện Năng đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng đất cực Nam của Tổ quốc…”.

Trước giải phóng, để ghi nhớ công khai sáng của ông, có 1 ngôi trường mang tên Nguyễn Hiền Năng (do đọc trại âm Thiện thành Hiền) và có con đường mang tên ông. Hiện nay, trước mộ còn có tấm bia khắc ghi tiểu sử, công trạng của ông. Trong điện thờ, trên bia mộ có khắc nhiều câu đối ca ngợi khí phách, bày tỏ sự ngưỡng vọng, tri ân đối với ông.

Năm 2017, Miếu Thần Minh được xếp hạng Di tích văn hoá lịch sử cấp tỉnh./.

Huyền Anh

赞(7)
未经允许不得转载:>88Point » 【ketquade.net 30】Khí phách quan tri huyện đầu tiên ở Cà Mau