Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua. Hậu Giang mời gọi đầu tư khu đô thị mới thị xã Long Mỹ UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định phê duyệt danh mục Dự án đầu tư có sử dụng đất sử dụng vốn ngoài ngân sách cần lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đối với dự ánKhu đô thị mới thị xã Long Mỹ 1,ĐườngsắtCákq bd nu phường Thuận An.
Mục tiêu đầu tư nhằm xây dựng khu đô thị mới với chức năng nhà ở dân cư, kết hợp với chức năng thương mại - dịch vụ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phủ kín quy hoạch đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Sau khi hoàn thành, khu đô thị tạo diện mạo mới với không gian hài hoà và phù hợp với định hướng phát triển bền vững cho thị xã Long Mỹ, góp phần xây dựng một đô thị hiện đại, hài hòa và thân thiện với môi trường. Dự án được thực hiện tại khu vực 4, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, với quy mô diện tích khoảng 15,3 ha. Trong đó, diện tích đất thực hiện dự án là 14,42 ha; diện tích khu ở cải tạo chỉnh trang là 0,88 ha, theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án gần 207 tỷ đồng, từ nguồn vốn tự có của nhà đầu tư và các nguồn vốn huy động khác theo quy định pháp luật. Hình thức thực hiện: nhà nước thu hồi đất, nhà đầu tư ứng tiền giải phóng mặt bằng. Tiến độ thực hiện dự án là 24 tháng kể từ khi hoàn thành thủ tục giao đất cho nhà đầu tư. UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất và triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ. Nhiều hạn chế trong phương án đường sắt Bắc - Nam tốc độ 200 km/h, khai thác chung Bộ GTVT vừa gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư kết quả nghiên cứu bổ sung phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Liên quan đến định hướng phát triển đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Bộ GTVT cho biết, tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 và Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTVT đường sắt đã xác định đến năm 2030: Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160km/h đến dưới 200km/h), đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 10, Điều 3, Luật Đường sắt năm 2017 thì đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa. Đến nay, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng xác định triển khai xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một trong các nhiệm vụ về phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo bước đột phá chiến lược trong giai đoạn đến năm 2030. Như vậy, phương án đầu tư với dải tốc độ từ 160 đến 200km/h không phải là đường sắt tốc độ cao theo quy định của Luật Đường sắt và chưa phù hợp với Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Mặt khác, rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án, Bộ GTVT nhận thấy phương án đầu tư bổ sung như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một trong 4 phương án đã được Chính phủ trình Quốc hội vào năm 2010. Theo đó, Chính phủ xem xét, đánh giá: Phương án này có nhược điểm là việc nâng cấp đường sắt hiện tại sẽ thỏa mãn nhu cầu vận tải hành khách địa phương và vận tải hàng hóa; tuy nhiên, việc xây mới tuyến đường khổ 1.435mm không đạt được mục tiêu vận tải hành khách với tốc độ cao. Để đáp ứng nhu cầu vận tải nên Chính phủ đã xem xét, báo cáo Quốc hội phương án xây dựng đường sắt mới có tốc độ khai thác 300km/h (vận tốc thiết kế 350km/h) để phục vụ vận chuyển hành khách. Được biết, 4 phương án từng được Chính phủ trình Quốc hội là mở rộng đường sắt hiện tại thành đường 1.435mm đồng thời làm thêm 1 đường khổ 1.435mm bên cạnh; nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1.435mm để chạy với tốc độ 200km/h (chở khách, hàng hóa); nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại để đáp ứng nhu cầu trước mắt, đồng thời xây dựng mới tuyến đường đôi, khổ 1.435mm để vừa chở hành khách và hàng hóa với tốc độ 200km/h (vì tốc độ lớn hơn thì không thể khai thác tàu hàng); nâng cấp đường sắt hiện tại để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương, đồng thời xây dựng tuyến mới với tốc độ 300km/h để vận chuyển hành khách. Liên quan đến ý kiến của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc nghiên cứu bổ sung phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vận tải hành khách, hàng hóa với dải tốc độ từ 160 đến dưới 200km/h, Bộ GTVT cho biết là đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, tư vấn rà soát nghiên cứu phương án bổ sung. Kết quả nghiên cứu của Tư vấn cho thấy, phương án đầu tư mới tuyến đường sắt với tốc 160-200km/h khai thác chung tàu hàng và tàu khách sẽ có chi phí đầu tư và khai thác dự kiến lớn (khoảng 64,8 tỷ USD), không có khả năng thu hút nhu cầu vận tải nên hiệu quả không cao, khai thác tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; bên cạnh đó việc nâng cấp lên tốc độ 350km/h trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, kỹ thuật. Tuyến đường sắt theo phương án này kết nối không hiệu quả với mạng đường sắt hiện tại để vận chuyển hàng hóa do khác biệt về khổ đường, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách không cao (hạn chế tốc độ, tần suất), tính hấp dẫn về hành khách kém nên không đủ sức cạnh tranh với các phương thức vận tải khác. Do đó Tư vấn đã kiến nghị không đầu tư phương án nêu trên. Theo Bộ GTVT, trên cơ sở Quyết định số 421/QĐ-HĐTĐNN ngày 19/3/2020 của Hội đồng thẩm định nhà nước về kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, năm 2020 Bộ GTVT đã bố trí đủ 41,819 tỷ đồng phục vụ công tác thẩm tra, thẩm định theo dự toán được Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt, số vốn còn lại đã được Bộ GTVT hoàn thiện các thủ tục kéo dài sang năm 2021 để phục vụ công tác thẩm tra. "Bộ GTVT đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm triển khai thẩm định làm cơ sở để Bộ GTVT triển khai các thủ tục tiếp theo", công văn do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký nêu rõ. Tần suất nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đến Việt Nam ngày càng tăng Tại Hội thảo đầu tư kinh doanh trực tuyến Việt Nam - Hàn Quốc, nhà đầu tư Hàn Quốc tỏ ý muốn sang Việt Nam để khảo sát, xem xét đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.
Tại Hội thảo đầu tư kinh doanh trực tuyến Việt Nam - Hàn Quốc, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ) tổ chức đầu tuần này, nhà đầu tư Hàn Quốc tỏ ý muốn sang Việt Nam để khảo sát, xem xét đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, nhưng đang băn khoăn về vấn đề nhập cảnh và cách ly phòng dịch. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thế giới không có nhiều doanh nghiệpsản xuất chất bán dẫn và đây là lĩnh vực được ưu ái đặc biệt. Liên quan đến quy định phòng chống Covid-19 và nhập cảnh, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài hứa sẽ tìm mọi cách giúp đỡ. “Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ xin cơ chế đặc biệt liên quan đến cách ly và nhập cảnh”, ông Hoàng nói, đồng thời thông tin thêm, gần đây đã có một đoàn công tác từ Tập đoàn Samsung và một đoàn các doanh nghiệp Áo được nhập cảnh theo diện được hỗ trợ thăm khảo sát thị trường Việt Nam. “Chúng tôi rất hoan nghênh các Dự án của Hàn Quốc, đặc biệt các dự án có hàm lượng công nghệ cao. Hai nước đã ký FTA và theo đó, định hướng thu hút đầu tư theo hướng chọn bỏ, nghĩa là ngoài những lĩnh vực bị cấm ra thì nhà đầu tư Hàn Quốc được đầu tư như bình thường”, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài nói. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, năm 2020, dù chịu tác động của Covid-19, nhưng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn đạt gần 4 tỷ USD, đứng thứ 2 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Lũy kế đến hết quý I/2021, Hàn Quốc có hơn 9.000 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 71,5 tỷ USD, đứng thứ nhất cả về tổng vốn đầu tư đăng ký và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và hiệp định RCEP vừa được ký kết, giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, đầu tư chiến lược của các tập đoàn, công ty và nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực. Thời gian qua, Việt Nam đã, đang và tiếp tục hoàn thiện thể chế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Cụ thể, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, cùng các nghị định và thông tư hướng dẫn được ban hành đã góp phần hình thành khung khổ pháp lý mới cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Các thay đổi trong chính sách đều được xây dựng theo hướng thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh và phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế, nhằm thu hút có hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài có chất lượng, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế. Bên cạnh việc hoàn thiện các cơ chế chính sách, Việt Nam đang thực hiện các hoạt động xúc tiến nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm đất đai, năng lượng, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao; dự án có ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; dự án có tác động lan tỏa tích cực tới các doanh nghiệp trong nước, kết nối các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. “Đây cũng chính là những thế mạnh của doanh nghiệp Hàn Quốc. Sự hợp tác đầu tư này có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau và cùng phát triển”, Thứ trưởng Trần Duy Đông đánh giá. Sáu năm trước, Hàn Quốc đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhưng đến nay đã vươn lên vị trí số một với tổng số hơn 9.000 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký đạt trên 71,5 tỷ USD. Kết quả này bỏ xa các nhà đầu tư top dưới. Nhiều lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh như công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tần suất các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm thị trường Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản và gần đây là lĩnh vực công nghệ cao và phát triển xanh. Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng: Ký kết gói thầu xây lắp giá trị hơn 2.600 tỷ đồng Hợp đồng Gói thầu 37 (XL-05) - thi công xây lắp công trình Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng đã được EVN ký với 5 nhà thầu. Liên danh nhà thầu gồm 5 đơn vị là Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Công ty cổ phần LILAMA 10. Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 1/2018; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi để EVN quyết định đầu tư; EVN đã giao Ban Quản lý Dự án Điện 2 làm đại diện chủ đầu tư. Dự án bao gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 360 MW, tổng mức đầu tư khoảng 6.398 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành sẽ tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ cao điểm; góp phần cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện (tăng nguồn và điện năng phủ đỉnh của biểu đồ phụ tải, tăng tính linh họat trong vận hành, tăng hệ số tin cậy, an toàn…), qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất của hệ thống. Nhờ tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy thông qua việc hạn chế lượng xả thừa hàng năm sẽ tăng thêm sản lượng phát điện trung bình mỗi năm khoảng 233,2 triệu kWh, góp phần giảm chi phí nhiên liệu hàng năm, giảm phát thải CO2. Ngoài ra khi đưa vào vận hành, dự án còn mang lại hiệu quả giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Gói thầu số 37 (XL-05) - Thi công xây lắp công trình thuộc Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng có tổng giá trị gói thầu là 2.365 tỷ đồng. Dự án Nhà máy thuỷ điện Ialy mở rộng được xây dựng tại xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã Ia Mơ Nông, Ia Kreng, thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đây là gói thầu lớn của Dự án, có yêu cầu kỹ thuật và tính chất phức tạp, có tính quyết định đến tiến độ hoàn thành của Dự án. Hạng mục thi công chính của gói thầu xây dựng, lắp đặt thiết bị các hạng mục công trình chính như cửa lấy nước và kênh dẫn vào, đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy, kênh xả, tường chắn nước, xử lý ổn định mái ta luy và chống đá lăn, tường dẫn dòng T1 và kênh dẫn dòng nhà máy. Thi công xây dựng các hạng mục công trình phục vụ thi công như: đê quai cửa lấy nước; ngầm và tường dẫn dòng T2; các hầm phụ và ngách thi công; các đường thi công - vận hành; bãi tập kết vật liệu. Các đơn vị liên danh này cũng đã trực tiếp thi công nhiều công trình thủy điện lớn trên cả nước như: Thủy điện Hòa Bình, Ialy, Huội Quảng, Bản Chát, Sơn La, A Vương, Krông Hnăng, Sông Tranh, Đrây HLinh, Srêpôk 3, Thác Mơ, Buôn Kuôp, Buôn TuaSrah… và đều đã khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của mình đặc biệt trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình nhà máy thủy điện. Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho biết, sự chỉ đạo quyết liệt của EVN, quyết tâm của Ban quản lý dự án Điện 2 và các ban chuyên môn của EVN cùng với việc tổ chức đấu thầu qua mạng đã giúp rút ngắn thời gian thực hiện 2 tháng so với tiến độ đặt ra ban đầu đối với công tác lựa chọn nhà thầu. EVN cũng yêu cầu các bên cần tập trung nguồn lực, nhân lực, thiết bị để sớm tổ chức khởi công công trình để thi công đê quai hoàn thành trước giai đoạn tích nước của hồ chứa Ialy hiện hữu; đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, triển khai hệ thống quản lý HSE (sức khỏe - an toàn - môi trường), tuân thủ nghiêm các quy trình kiểm soát để giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội trong quá trình triển khai xây dựng theo đúng quy định của Hợp đồng. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 12,25 tỷ USD Trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại bắt đầu chậm lại, chỉ bằng xấp xỉ so với cùng kỳ. Trong khi đó, 3 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài đã lần đầu tiên tăng so với cùng kỳ, kể từ Covid-19. Cụ thể, quý I, cả nước thu hút được 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Quý I tăng cao là bởi trong tháng 3/2021, có Dự án Điện khí Long An, vốn đăng ký tới 3,1 tỷ USD. Trong khi đó, tháng 4/2021, không có dự án quy mô lớn được đăng ký đầu tư. Trong tổng số hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thì vốn đăng ký mới là gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, vốn tăng thêm là 2,7 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm của vốn tăng thêm chủ yếu là do trong tháng 4/2020, có Dự án tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam điều chỉnh tăng vốn 1,38 tỷ USD. Đặc biệt, vốn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục giảm mạnh, đạt trên 1 tỷ USD, giảm 57,8% so với cùng kỳ. Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện nay, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp đã tiếp tục phục hồi sau đại dịch. Đó cũng là một trong những lý do vì sao vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Đây là con số khá tích cực. Thêm vào đó, một thông tin tích cực được Cục Đầu tư nước ngoài ghi nhận, đó là quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tăng từ 6,9 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2020 tăng lên 18,7 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2021 và từ 9,2 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn lên trên 10,4 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong 4 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo, là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó, lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đăng ký đạt 778 triệu USD và 464 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác. Còn theo đối tác đầu tư, thì đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư. Đáng chú ý là, vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 91,1% và 71,5% tổng vốn đăng ký của hai quốc gia này. Đứng vị trí thứ 3 là Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ… Như vậy, lũy kế tính đến nay, cả nước có 33.463 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 394,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 238,36 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Thái Bình: Cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ Chiều 28/4, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm kết nối Xúc tiến đầu tư – Thương mại giữa Thái Bình và Phòng Thương mại Hoa Kỳ.
Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Lại Văn Hoàn giới thiệu về những tiền năng của tỉnh như: có vị trí địa lý thuận lợi, trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; giao thông đường bộ, đường sông, đường biển thuận tiện cho phát triển kinh tế. Thái Bình có nguồn khí mỏ tự nhiên (với trữ lượng khoảng trên 10 tỷ m3) đã được khai thác, dẫn vào khu vực ven biển, sản lượng bình quân 200 triệu m3 khí/năm, phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, Thái Bình có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, trong độ tuổi lao động trên 1 triệu người, trong đó, đã qua đào tạo 643.000 người. Có 2 trường đại học, 4 trường cao đẳng và 26 cơ sở dạy nghề đào tạo trên 33.500 người/năm. Có Trung tâm điện lực công suất 1.800 MW đã hòa lưới điện quốc gia. Đặc biệt, Thái Bình đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình, diện tích hơn 30.583 ha, cách thành phố Hải Phòng 35 km, kết nối tới các nước thông qua sân bay Cát Bi và cảng Lạch Huyện. Năm 2020, chỉ số PCI tỉnh Thái Bình thuộc nhóm khá, xếp thứ 25/63 tỉnh/ thành phố, tăng 3 bậc và chỉ số PAPI xếp thứ 20/63, tăng 13 bậc so với năm 2019, minh chứng cho sự tiến bộ chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh. Phát biểu tại Tọa đàm, ông John Rokhol Phó Chủ tịch AmCham đánh giá cao việc Thái Bình tổ chức sự kiện, cung cấp những hiểu biết quan trọng về chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, tính minh bạch và các chỉ số chính khác giúp các thành viên của AmCham đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt về việc đầu tư vào Việt Nam. "Chúng tôi đặc biệt nhận ra nhu cầu năng lượng của Thái Bình và có kế hoạch giải quyết các nhu cầu này trong Kế hoạch phát triển chính sách sắp tới. Tuy nhiên, Việt Nam có mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi đầu tư cao nhất Đông Nam Á. Điều này thể hiện một cơ hội để thúc đẩy các nhà cung cấp SME Việt Nam của chúng tôi tìm ra các giải pháp để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và khử cacbon cho các sản phẩm và hàng hóa. Gần đây, chúng ta đã thấy các kế hoạch khử cacbon xuất phát từ Nghị quyết 55 của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết 140 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về chiến lược năng lượng 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Việc khử cacbon cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam làm giảm cơ hội áp dụng thuế cacbon trên toàn thế giới khi sử dụng tốt các nguồn cung cấp năng lượng cacbon cao. Những thách thức phía trước là duy trì tính cạnh tranh trong khu vực châu Á và toàn cầu, tôi khuyến khích cải cách, chính xác hơn thông qua lộ trình giá điện hơn nữa và các ưu đãi thuế để thực hiện khử cacbon và tiết kiệm năng lượng", ông John Rokhol chia sẻ. Ông John Rockhol cho biết sẽ báo cáo lại các doanh nghiệp thành viên AmCham những thế mạnh tiềm năng, môi trường đầu tư của Thái Bình, nhất là Khu kinh tế Thái Bình để đầu tư cùng Thái Bình xây dựng thành công những khu công nghiệp thông minh, thành phố thông minh. Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Đỗ Văn Vẻ cho biết, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Bình rất mong được hợp tác liên kết đầu tư sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở các lĩnh vực các doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm tìm hiểu đầu tư và đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, AmCham, lãnh đạo tỉnh Thái Bình tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Thái Bình được liên kết đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển lâu dài và bền vững. Đại diện cho doanh nghiệp Thái Bình, ông Nguyễn Tiến Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ chia sẻ: Được sự ủng hộ của tỉnh Thái Bình, hơn 10 năm Tân Đệ đã đầu tư 7 nhà máy, tạo việc làm cho 16 nghìn lao động, xuất khẩu 1 năm gần 12 triệu sản phẩm. Khách hàng chính tại Mỹ là các công ty VF; Under Amour; Gap – Atheleta; Marmot; Patagonia; REI; Black Diamon. Tân Đệ luôn mong có nhiều nhà đầu tư lớn, trong đó có Hoa Kỳ đến với Thái Bình để góp phần xây dựng cuộc sống phồn vinh cho người dân địa phương. Bế mạc tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận kết luận: Tọa đàm đã thành công tốt đẹp, mở ra nhiều hướng hợp tác giữa Thái Bình và các đối tác Hoa Kỳ. Thái Bình luôn xác định thu hút đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, với tiềm năng, cơ hội hợp tác còn dồi dào, Thái Bình mong nhận được sự quan tâm và sớm được đón các doanh nghiệp Hoa Kỳ đến nghiên cứu, khảo sát, hợp tác, đầu tư. Từ tinh thần của buổi Tọa đàm, tỉnh Thái Bình trân trọng đề xuất một số nội dung hợp tác với phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ: Đề nghị AmCham và các tổ chức của Hoa Kỳ giới thiệu các doanh nghiệp Hoa Kỳ đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư vào Thái Bình trên các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Điện khí và điện gió theo quy hoạch. Các Dự án công nghệ cao, năng lượng sạch. Các dự án sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế. Các dự án giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các dự án phát triển hạ tầng du lịch. Dựa trên các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, Thái Bình trân trọng đề nghị AmCham và các doanh nghiệp Hoa Kỳ trao đổi với các đối tác, doanh nghiệp Thái Bình về các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thuế quan, nhập khẩu… của phía Hoa Kỳ, đặc biệt về xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó định hướng được sản phẩm xuất khẩu đạt yêu cầu thị trường Hoa Kỳ. Tỉnh Thái Bình cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo thông thoáng, hấp dẫn, minh bạch; rà soát, chỉnh sửa các cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Thái Bình luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài và với quan điểm nhà đầu tư thành công chính là động lực phát triển của tỉnh. Cần Thơ thông xe đường Trần Hoàng Na Chiều 28/4/2021, UBND TP. Cần Thơ tổ chức Lễ thông xe đường Trần Hoàng Na (từ đường Nguyễn Văn Cừ tới cầu Trần Hoàng Na). Đây là gói thầu CT3-PW-2.2 thuộc Dự án Phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (Dự án 3), có giá trị hợp đồng trên 191,7 tỷ đồng.
Công trình đường Trần Hoàng Na có tổng chiều dài tuyến là 2.631 m, gồm 01 cầu và 02 cống trên tuyến (cầu Đầu Sấu, cống Mương Củi, cống Ngã Bát). Trong đó, tuyến chính (đoạn 1) từ đường Nguyễn Văn Cừ đến cống Mương Củi có mặt cắt ngang 20,0 m (gồm 02 làn xe ô tô, 02 làn xe hỗn hợp, vỉa hè); tuyến chính (đoạn 2) từ cống Mương Củi đến tiếp giáp cầu Trần Hoàng Na có mặt cắt ngang 28,0 m (gồm 04 làn xe ô tô, 02 làn xe hỗn hợp, dải phân cách giữa, vỉa hè). Công trình do Liên danh nhà thầu Công ty CP Đầu tư và Thương mại quốc tế Huy Hoàng - Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành thi công. Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, trong những năm qua, TP. Cần Thơ đã quy hoạch và tập trung ưu tiên dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng giao thông đô thị của thành phố theo hướng đồng bộ, hiện đại, với mục tiêu xây dựng một thành phố " thông minh, xanh, sạch, đẹp", đạt tiêu chí đô thị hiện đại. “Công trình đường Trần Hoàng Na hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ giúp giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến đường Nguyễn Văn Linh; cùng với công trình cầu Trần Hoàng Na khi hoàn thành sẽ kết nối khu vực quận Ninh Kiều với Khu đô thị Nam Cần Thơ, Bến xe khách trung tâm thành phố (quận Cái Răng)... góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm quận Ninh Kiều, một trong những mong mỏi của người dân sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng của dự án”, ông Hồng nói. Đồng Nai nhận thêm gần 250 triệu USD vốn FDI Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đồng Nai trong 4 tháng đầu năm đạt 96% kế hoạch của năm 2021 Chiều nay 28/4/2021, UBND tỉnh Đồng Nai đã trao giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho 6 Dự án FDI tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký mở rộng đạt 244,7 triệu USD. Theo đó, 6 dự án bao gồm: Dự án Nhà máy Nestle Trị An sản xuất cà phê của Công ty TNHH Nestle Vietnam (KCN Amata); dự án Nhà máy Công ty TNHH Vacpro Vietnam (KCN Nhơn Trạch I), dự án Chi nhánh mới Công ty TNHH Suheung Việt Nam (KCN Long Thành), dự án Nhà máy Công ty TNHH OM Digital Solution Việt Nam (KCN Long Thành), dự án Công ty TNHH Samil Vina Việt Nam (KCN Long Thành), dự án Công ty TNHH Thương nghiệp Formosa, (KCN Nhơn Trạch 3). Bà Nguyễn Thị Hoàng, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định tỉnh xác định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những động lực chính để phát triển. “Sáu dự án được trao giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hôm nay đều đang được triển khai thực hiện trong các khu công nghiệp của Đồng Nai, là dự án đầu tư lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương,” bà nói. Theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, đến năm 2025, tỉnh sẽ tiếp tục thu hút các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm năng về công nghệ và tài chính từ đó phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước thực hiện mục tiêu xanh hóa sản xuất. Thêm vào đó, tỉnh Đồng Nai ưu tiên thu hút dự án công nghiệp phục vụ phát triển chiều sâu các ngành công nghiệp mũi nhọn, như cơ khí chế tạo, điện – điện tử, chế biến thực phẩm sạch, dự án thân thiện môi trường, dự án công nghiệp có tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm cao góp phần gia tăng vào chuỗi giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong nước. Phát biểu ngay trong lễ nhận giấy phép đầu tư ông Chen Yong, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Vacpro Việt Nam khẳng định Đồng Nai là địa phương có tiềm năng phát triển rất lớn. "Thời gian đã chứng minh cho việc lựa chọn Đồng Nai làm điểm đến đầu tư của chúng tôi là đúng đắn. Năm 2020 là năm đại dịch của thế giới, gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều doanh nghiệp trên cả nước cũng như Đồng Nai. Tuy nhiên, sản lượng của chúng tôi đã tăng gấp 4 lần cùng kì 2019," Được biết, mục tiêu thu hút đầu tư năm 2021 của Đồng Nai kỳ vọng là 700 triệu USD đầu tư FDI và 2.000 tỷ đồng (tương đương 86,2 triệu USD) vốn đầu tư trong nước. Tính đến ngày 28/4/2021, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được thêm 19 dự án đầu tư mới FDI với số vốn đầu tư đăng ký là 249,7 triệu USD và 01 dự án đầu tư trong nước với số vốn 571,5 tỷ đồng; đồng thời có 39 dự án FDI tăng vốn với số vốn tăng thêm là 420 triệu USD và 02 dự án trong nước tăng 182,5 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 4 tháng đầu năm, thu hút vốn FDI kế hoạch đề ra. 1.Dự án Nhà máy Nestle Trị An sản xuất cà phê của Công ty TNHH Nestle Vietnam tại Khu công nghiệp Amata, tăng từ 70 triệu USD, lên 402 triệu USD, tổng vốn tăng là 132 triệu USD. TP.HCM không kham nổi việc khép kín tuyến đường vành đai 3 Tổng chi phí đầu tư các đoạn vành đai 3 qua địa bàn Thành phố rất lớn là lý do khiến UBND Tp.HCM phải cậy nhờ nguồn ngân sách Trung ương.
UBND Tp.HCM vừa có công văn số 1291/UBND-DA gửi Bộ GTVT liên quan đến việc triển khai tuyến đường Vành đai 3 – Tp.HCM. Theo UBND Tp.HCM, tuyến đường vành đai 3 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tp.HCM nói riêng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Bên cạnh đó, do đường vành đai 3 kết nối với cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành (dự kiến đầu tư theo hình thức PPP trong giai đoạn 2021 - 2025) nên việc chậm khép kín đường vành đai 3 sẽ giảm hiệu quả đầu tư và khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư xây dựng các cao tốc này. Trong thời gian vừa qua, UBND Tp.HCM đã có rất nhiều văn bản báo cáo Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị nghiên cứu đầu tư khép kín đường vành đai 3. Gần nhất, vào ngày 3/42021, tại cuộc họp do Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì, UBND Tp.HCM tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đầu tư khép kín đường vành đai 3 bằng nguồn vốn trung ương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Liên quan đến đề xuất của Bộ GTVT về việc các địa phương đảm nhận toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng, trong đó đoạn qua Tp.HCM vào khoảng 9.734 tỷ đồng, UBND Tp.HCM cho biết là ngân sách thành phố không đủ để đảm nhận phần việc này. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến bố trí cho Tp. .HCM vào khoảng 156.000 tỷ đồng. Sau khi bố trí cho các Dự án chuyển tiếp và các dự án đã khởi công, UBND Tp.HCM không đủ nguồn để cân đối cho các dự án mới, bao gồm việc giải phóng mặt bằng tuyến đường vành đai 3. “UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ chấp thuận, ưu tiên đầu tư các dự án khép kín đường vành đai 3 bằng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc các nguồn vốn khác được bố trí từ trung ương như trái phiếu chính phủ, ODA...”, công văn của UBND Tp.HCM nêu rõ. Trước đó, vào đầu tháng 4/2021, Bộ GTVT đã có công văn số 3102/BGTVT – KHĐT gửi UBND các tỉnh/Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về kế hoạch triển khai đầu tư Dự án đường vành đai 3 –Tp.HCM. Theo Bộ GTVT, tuyến đường vành đai 3 – Tp.HCM có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tp.HCM nói riêng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011) cần phải hoàn thành xây dựng vành đai 3 trước năm 2020, nhưng đến nay mới chỉ có 16,3 km/89 km trên địa phận tỉnh Bình Dương được đưa vào khai thác với quy mô 6 làn xe cơ giới (chiếm 18,3% tổng chiều dài vành đai 3). Do tính cấp bách của việc đầu tư xây dựng dự án, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án triển khai đường vành đai 3, tuy nhiên đến nay chưa thu xếp được nguồn vốn. Bộ GTVT đã cập nhật giá trị tổng mức đầu tư, chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng trên từng địa phận các địa phương. Để sớm triển khai dự án, tạo động lực phát triển vùng, trong bối cảnh nguồn lực quốc gia khó khăn, rất cần sự tham gia của cả trung ương và các địa phương. Bộ GTVT đề nghị các địa phương có ý kiến về khả năng các địa phương đảm nhận đầu tư các đoạn vành đai 3 trên địa phận của mình. Trường hợp địa phương đảm nhận đầu tư, đề nghị các địa phương đề xuất cơ chế thực hiện (ví dụ khai thác quỹ đất hai bên tuyến, hỗ trợ của trung ương nếu cần…). “Trường hợp đề xuất Bộ GTVT chủ trì đảm nhận, đề nghị các địa phương có ý kiến về khả năng đảm nhận toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ. Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng kinh phí để đầu tư hoàn thiện toàn bộ tuyến vành đai 3 Tp.HCM cần khoảng 60.024 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 32.700 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 27.300 tỷ đồng. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được cấp chứng nhận an toàn hệ thống Đây là cơ sở quan trọng để Bộ GTVT đứng trước cơ hội hoàn thiện công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Chiều nay, Bộ GTVT đã có thông tin chính thức về Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, sau khi hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị, từ đầu tháng 4/2021 đến nay, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) và Công ty Metro Hà Nội đã hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ tài liệu, hoàn thành công tác kiểm đếm tài sản Dự án tại hiện trường. Bộ GTVT đã phối hợp với UBND Tp Hà Nội trong việc tiếp nhận Dự án và hoàn thiện các giải pháp xử lý đối với những khuyến cáo của tư vấn đánh giá An toàn hệ thống. Trong thời gian chờ kết quả đánh giá của Tư vấn An toàn hệ thống, ngày 26/4/2021, Bộ GTVT đã có báo cáo “Hoàn thành thi công xây dựng công trình Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông” gửi Hội đồng “Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng”. Theo quy trình của công tác cấp chứng chỉ an toàn hệ thống Châu Âu, Tư vấn An toàn hệ thống phải báo cáo Ủy ban ISA (Ủy ban các tư vấn đánh giá an toàn độc lập mà Tư vấn An toàn hệ thống là thành viên) xem xét ra quyết định cuối cùng. Đến ngày 29/4/2021, Tư vấn An toàn hệ thống đã ban hành chứng nhận an toàn hệ thống cho Dự án. Ngay sau khi có chứng nhận an toàn, Bộ GTVT đã khẩn trương bổ sung báo cáo “nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng” và gửi tới Hội đồng “Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng”. Dự kiến sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hội đồng sẽ có xem xét, đánh giá cuối cùng để ra thông báo về kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư. “Thông báo của Hội đồng “Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng” laà cơ sở quan trọng để Bộ GTVT và UBND Tp Hà Nội, Tổng thầu Trung Quốc tiến hành hoàn tất thủ tục bàn giao Dự án để đưa vào vận hành, khai thác”, Bộ GTVT khẳng định/ Bên cạnh đó, vào đầu tháng 4/2021, Bộ GTVT và UBND Tp.Hà Nội đã xây dựng kịch bản triển khai các công việc còn lại của Dự án và đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến đưa Dự án khai thác vào dịp 30/4 và 1/5/2021. Trong một tháng vừa qua, Bộ GTVT, UBND Tp Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt và các cơ quan, cá nhân liên quan đã hết sức nỗ lực để có thể hoàn thành mục tiêu trên. Hiện nay, các điều kiện kỹ thuật của Dự án đã đảm bảo có thể vận hành. Tuy nhiên do các hồ sơ, thủ tục nghiệm thu còn phụ thuộc vào quy trình kiểm tra, xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của Tư vấn an toàn hệ thống và Hội đồng “Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng” dẫn đến mốc thời gian đó không đạt được như mong muốn. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc. Dự án được thực hiện theo tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành khai thác phần lớn theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Dự án khởi công tháng 10/2011 và đến tháng 8/2018 cơ bản hoàn thành thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và được nghiệm thu lắp đặt tĩnh các thiết bị, tiến hành cấp nguồn cho tất cả các thiết bị để thực hiệm kiểm tra đơn động của 10/10 chuyên ngành thiết bị, kết quả đã được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu. Hiện 13 đoàn tàu đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và mỗi đoàn tàu trong thời gian vận hành thử đã chạy tàu hơn 15.000 km đảm bảo an toàn. Tiền Giang thu hút 4.158 tỷ đồng vốn đầu tư trong 4 tháng đầu năm 2021 Trên địa bàn tỉnh có 3 dự án đăng ký mới và 3 dự án điều chỉnh tăng vốn, nâng tổng vốn đầu tư thu hút trong 4 tháng đầu năm là 4.158 tỷ đồng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh thực hiện 22.981 tỷ đồng, đạt 32,7% kế hoạch và tăng 19,8% so với cùng kỳ.
Về xuất – nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.099,9 triệu USD, đạt 33,8% kế hoạch năm, tăng 29%; nhập khẩu đạt 778,4 triệu USD, tăng 41,9% so cùng kỳ. Về thu hút đầu tư, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng vốn thu hút đầu tư vào tỉnh là 4.158 tỷ đồng, trong đó có 3 Dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 176,7 tỷ đồng và 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm trên 3.981 tỷ đồng. Về phát triển doanh nghiệp, lũy kế trong 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 242 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 1.600 tỷ đồng, tăng 9,5% về số doanh nghiệp và tăng 9,8% về số vốn so cùng kỳ năm 2020. Tính đến cuối tháng 4/2021, toàn tỉnh Tiền Giang có 6.465 doanh nghiệp hoạt động và 58.989 hộ kinh doanh đăng ký hoạt động. CPI tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 4/2021 tiếp tục giảm 0,04% so với tháng trước. Bình quân 4 tháng, tốc độ tăng CPI là 0,89%. Giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá điện, nước sinh hoạt giảm theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng trước.
Đó là nhận định của Tổng cục Thống kê, khi công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2021. Theo đó, CPI tháng 4/2021 tăng 1,27% so với tháng 12/2020 và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính bình quân, thì 4 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 0,89% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2021, CPI bình quân 4 tháng tăng lần lượt là 1,41%; 4,8%; 2,8%; 2,71%; 4,9% và tăng 0,89%. Như vậy, lạm phát ở thời điểm này mới là 0,89%, còn cách khá xa mục tiêu điều hành dưới 4% trong năm nay của Chính phủ. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết, trong mức giảm 0,04% của CPI tháng 4/2021 so với tháng trước, có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, 6 nhóm hàng có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá. Trong đó, Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức giảm nhiều nhất, với 0,43%, làm CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm. Nhóm bưu chính - viễn thông giảm 0,2% chủ yếu do các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình khuyến mại giảm giá đối với các sản phẩm điện thoại mẫu mã cũ. Cùng với đó, Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%, làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm, do nguồn cung dồi dào. Trong nhóm hàng này, lương thực giảm 0,01%; thực phẩm giảm 0,25%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,14%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng giảm 0,11%, chủ yếu do thời tiết thuận lợi, đang rộ mùa khiến giá hoa, cây cảnh giảm 7,32%. Trong khi đó, Nhóm giao thông tăng mạnh nhất, lên tới 0,87%, làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm. Có mức tăng này là do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh tăng, giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 27/3/2021, 12/4/2021 và 27/4/2021, làm chỉ số giá xăng tăng 2,19%, dầu diezel tăng 0,25%. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng cũng tăng 0,84%. Ở các nhóm hàng còn lại, Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; Nhóm giáo dục tăng 0,03%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07%. Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép không thay đổi. Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 4/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, giá vàng trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/4/2021 tăng 2,08% so với tháng 3/2021. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 4/2021 giảm 1,9% so với tháng trước; giảm 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước. Đồng USD trên thị trường thế giới tăng trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ được kiểm soát chặt chẽ và triển vọng tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 ở châu Âu được cải thiện. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, chỉ số giá USD tháng 4/2021 tăng 0,29% so với tháng trước; tăng 0,18% so với tháng 12/2020 và giảm 1,35% so với cùng kỳ năm trước. |