会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả nurnberg】Cà phê, hạt tiêu, gạo Việt rộng "cửa" vào châu Phi!

【kết quả nurnberg】Cà phê, hạt tiêu, gạo Việt rộng "cửa" vào châu Phi

时间:2025-01-10 10:06:21 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:762次
Xuất khẩu dệt may sang châu Phi: Trị giá khiêm tốn so với tiềm năng
6 giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang châu Á-châu Phi
Cà phê, hạt tiêu, gạo Việt rộng
Gạo đang là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi. Nguồn: Internet

Phát biểu tại “Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam – châu Phi 2022” chiều nay, 14/6, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) cho biết: hiện nay, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi).

Vấn đề an ninh lương thực được các nước châu Phi quan tâm và càng được quan tâm hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này. Gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.

Bên cạnh gạo, châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Đáng chú ý, ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.

Thời gian qua, thông qua hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại với khu vực thị trường châu Phi cho thấy, đa phần các nước châu Phi đánh giá cao và tin tưởng vào chất lượng nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam.

Đặc biệt, những quốc gia nằm sâu trong lục địa châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn.

“Như vậy, còn nhiều dư địa thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm của Việt Nam sang thị trường châu Phi, nhất là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, sản xuất nội khối của châu Phi chưa đủ đáp ứng như sản phẩm chế biến từ cà phê, hạt tiêu, gạo…”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm sang châu Phi, một số ý kiến tại hội nghị cho rằng, xuaatd khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như vấn đề vận chuyển và bảo quản hàng phù hợp để di chuyển qua chặng đường xa; nhiều thủ tục, luật lệ trong thương mại của hầu hết các quốc gia châu Phi còn chưa phát triển như các thị trường ở châu Âu, châu Mỹ.

Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.

Bên cạnh đó, khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ tập quán kinh doanh của thị trường cũng như các quy định pháp lý để tránh rủi ro.

Tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến như thông qua hình thức đấu thầu, đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục. Bên cạnh đó, đối tượng có thể chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.

Ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại tại Algeria kiêm nhiệm Gambia, Mali, Niger, Senegal và Tunisia chia sẻ: tại Algeri, tình trạng lừa đảo qua mạng internet không phổ biến. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần thận trọng khi tìm kiếm bạn hàng online hoặc giao dịch với đối tác chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam qua website.

Trước khi giao dịch, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để khi cần, các cơ quan chức năng như Thương vụ có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh.

Trong năm 2020, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi đã bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, năm 2021, sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã dần phục hồi, nối lại các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và châu Phi, giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2020.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi đạt 2,24 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm 2020. 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 1,15 tỷ USD, giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
  • Phát hiện kho xe máy ‘khủng’ không rõ nguồn gốc ở Đồng Nai
  • Cháy cửa hàng bán đàn ghita trên phố Nguyễn Khang
  • Tin tức mới cập nhật ngày 13/12/2015: Hơn 5.700 tỷ đồng xây cầu nối Sóc Trăng và Trà Vinh
  • Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
  • Xe khách tăng giá vé cao nhất 60% dịp Tết Ất Tỵ
  • Tỷ phú Donald Trump phát biểu khiến người Hồi giáo phẫn nộ
  • Heo sữa bốc mùi hôi thối 'đi' xe khách về miền Tây
推荐内容
  • Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
  • Loạt ảnh ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và 'cô tiên' Trúc Phương khi bị bắt
  • Bão số 8 suy yếu, khả năng cao xuất hiện bão số 9 đầu tuần tới
  • Làm đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp Việt không liên kết sẽ thua trên sân nhà 
  • Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
  • Dự báo thời tiết ngày mai 13/12/2015:  Trời hửng nắng trên cả nước