BP - Bình Phước là vùng đất có nhiều điểm cuối đường Hồ Chí Minh. Từ năm 1968,điểmcuốiđườngHồChiacuteMinhcầnđượcxacircydựngxứngtầdu doan b bộ đội Trường Sơn bắt đầu xây dựng tuyến đường ống xăng dầu từ Nam Đàn (Nghệ An), đến năm 1973, dòng xăng đã bơm tới huyện Bù Gia Mập. Hệ thống đường ống xăng dầu với 1.400km đường ống, 113 trạm bơm và 33 trạm cấp phát lớn, nhỏ, đưa xăng dầu từ miền Bắc đến các chiến trường và chỉ cách Sài Gòn hơn 100km. Cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng thành phần Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh” thuộc 11 tỉnh. Trong đó, Bình Phước có 2 điểm là điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu VK96 tại huyện Bù Gia Mập và bồn xăng - kho nhiên liệu VK98 tại huyện Lộc Ninh. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ngày 5-2-1973, Thường vụ Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho bộ đội Trường Sơn xây dựng hệ thống giao thông chiến lược Đông Trường Sơn từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Chơn Thành (Bình Phước) thành quốc lộ xuyên Bắc - Nam để phục vụ nhu cầu quân sự và dân sinh. Lúc này, con đường từ thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) về Đồng Xoài vẫn chịu sự kiểm soát của ngụy quyền Sài Gòn nên việc nối đường Trường Sơn theo chỉ đạo của Quân ủy Trung ương được thực hiện theo phương án nối theo đường ĐT741 từ Bù Gia Mập qua Phước Long về đến Chơn Thành. Do đó, điểm di tích này được xem là điểm cuối cùng của đoạn cuối đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại, cũng là nơi tập kết nguồn lực chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đến cuối năm 2018, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét công nhận thêm 9 điểm di tích quốc gia đặc biệt trên tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Trong đó có điểm cuối đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành). Điểm dựng bia di tích hiện nằm trong hành lang lộ giới bảo vệ đường bộ, vì vậy cần có phương án quy hoạch khu đất phù hợp để đầu tư xây dựng lại |