【xem bóng đá 91】Nhà giáo cần nhận được sự tôn trọng
作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-09 23:52:01 评论数:
1. Tôi có người thầy,àgiáocầnnhậnđượcsựtôntrọxem bóng đá 91 học với thầy ở trường làng, sau đó ông chuyển lên phố dạy chuyên Quốc Học. Rồi, cũng như một cơ duyên, thầy được “mời” qua làm giám đốc một công ty thuộc ngành giáo dục. Gần 15 năm rồi, ông nghỉ hưu và thầy trò tôi vẫn thường xuyên gặp gỡ. Nhớ nhiều lần ông tâm sự, bảo rằng thời gian làm giám đốc cũng ngót nghét bằng lúc đi dạy học, có nhiều mối quan hệ xã hội, được biết thế nào là sơn hào hải vị, được đi đây đi đó nhiều, kể cả ra nước ngoài. Thế nhưng, còn lại sau ngày về hưu với ông là danh xưng và tâm thế của một thầy giáo. Bạn bè quanh đi quẩn lại vẫn là mấy ông bạn cùng nghề và nhiều thế hệ học trò. Với thầy, những ngày cầm phấn thật khó quên và câu chuyện của ông khiến tôi nhớ đến J.A.Comenxki – nhà giáo dục vĩ đại người Séc từng nói: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.
Giờ học của học sinh Trường THPT Phú Bài. Ảnh: Hồng Lê |
Tôi như cảm nhận được một cách đầy đủ hơn điều này khi mới đây được chứng kiến không khí cảm động trong đám tang của thầy giáo dạy văn Phan Đăng ở Trường đại học Khoa học Huế. Bằng nhiều cách khác nhau, rất nhiều thế hệ học trò đã đến tiễn biệt thầy với cả sự tôn kính và tình cảm nhớ thương chân thành. Họ cảm ơn thầy về những bài giảng và kiến thức truyền thụ đã là một hành trang vô giá, giúp họ vững bước trong suốt cả quãng đời lập nghiệp. Họ cũng chia sẻ rất nhiều những “câu chuyện nhỏ”, những kỷ niệm yêu thương và lắng đọng về người thầy mà họ quý mến. Đằng sau những câu chuyện và tâm sự của các thế hệ học trò, tôi nghĩ, là hình ảnh một người thầy giáo mẫu mực, tinh thông và gần gũi. Tôi đọc trên mạng xã hội và nhớ, có người đã viết rất chân tình, rằng “Học thầy, không chỉ một bề chữ nghĩa mà còn có cả học cách để làm Người”.
2. Vinh quang và cao quý, nhưng một thời gian dài, nghề giáo không được coi trọng. Ví như thời bao cấp, nghèo chung mọi ngành nghề nhưng khó khăn nhất mà xã hội, người đời phải thừa nhận là… nghề giáo. Vẫn hằn trong tâm trí bao người là hằng đẳng thức đáng sợ: “Nhà giáo + nhà báo = nhà nghèo”. Và, những thầy, cô giáo trong những năm thập niên 80 thế kỷ trước không thể quên được câu đối theo lối nói lái: “Thầy giáo tháo giày, tháo cả ủng thủng cả áo, tháo giáo án dán áo”… Cũng bởi cái sự nghèo đeo bám mà rất nhiều giáo viên dù tâm huyết cũng không chịu nổi áp lực của “cơm áo, gạo tiền” đã phải nửa chừng bỏ việc nên giáo dục Việt Nam có cái thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.
Cách nay không lâu, tôi có dịp làm quen với một số thầy, cô giáo có thời gian dài sau ngày giải phóng gắn bó với vùng đất A Lưới. Khó có thể diễn tả hết những nhọc nhằn mà họ trải qua khi băng đèo lội suối từ Huế lên A Lưới dạy học, cũng mũ tai bèo và cũng dép lốp, cũng phải “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở và cùng làm) chẳng khác người lính đi B trước ngày giải phóng. Giờ đây tuổi cũng đã “thất thập cổ lai hy”, hằng năm họ vẫn gặp gỡ nhau để không chỉ cùng ôn lại những kỷ niệm của một thời dạy học gian khó, mà còn để thăm lại những mái trường tranh tre và vách đất, tìm cách giúp đỡ những địa phương mà họ từng dạy học. Nhiều người chia tay nghề dạy học từ rất lâu, nhưng cũng như ông thầy giáo cũ của tôi, với họ nhớ nhất vẫn là tháng ngày trên bục giảng dù vô vàn gian khó.
3. Những năm gần đây, ngành sư phạm luôn nằm trong top 10 ngành có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất. Năm 2024, số lượng thí sinh đăng ký vào các ngành sư phạm tại các trường đại học tăng gấp đôi và điểm chuẩn ngành sư phạm cũng trở thành điểm nhấn của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đại học Sư phạm Huế là trường có điểm chuẩn trúng tuyển trung bình cao nhất trong toàn Đại học Huế. Ngày càng có nhiều học sinh chọn nghề sư phạm khi bước vào đời cho thấy, có những thay đổi trong nhận thức xã hội. Tôi nghĩ, điều đó có được đến từ những điều chỉnh về mức lương, những chế độ đãi ngộ và cả những phúc lợi dành cho nghề giáo, nhất là khi dự thảo mới về Luật Giáo dục được thông qua. Tuy nhiên, những đổi thay như thế vẫn là chưa đủ.
Năm 2023, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình “Thay lời tri ân” với chủ đề “Tôi chọn nghề giáo”. Nhớ chia sẻ trong chương trình, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có lời tâm sự tâm huyết, rằng: “Nghề giáo, nhà giáo cần nhận được sự tôn trọng đúng mức hơn của cả xã hội; sự tôn trọng không chỉ là những lời chúc, những bó hoa trong ngày 20/11, mà phải là nhận thức chung của cả xã hội dành cho họ. Nhà giáo cần được tạo môi trường thuận lợi nhất có thể để yên tâm dạy học. Môi trường sư phạm ở các nhà trường, cơ sở đào tạo phải là môi trường tốt đẹp nhất, nhân văn nhất, nơi chỉ có niềm tin, tình yêu và những bài học làm người”.