【nơi xem real madrid gặp osasuna】Cầu nối chính sách
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:39:30 评论数:
“Tôi có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng của bà con”, ông Hữu Nhơn mỉm cười. “Nhưng bà con phải biết nắm bắt từ những ưu đãi này và cố gắng làm ăn mới có thể thoát nghèo bền vững”.
Tôi tới chùa Cao Dân (Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình), ngôi chùa Khmer có hơn 1.000 phật tử của Cà Mau để tìm kiếm một “già làng”, tức người có uy tín trong cộng đồng, người được xem là cầu nối, người đưa chính sách tới quảng đại dân chúng.
Tôi nghe những người có uy tín thường là những già làng lớn tuổi… Bà con trông cậy vào các già làng về mọi việc, từ những mối quan hệ với cộng đồng cho tới gia đạo bình yên.
Tôi phân vân, liệu dễ tiếp cận ông không, ông có cởi mở với một người lạ như tôi trong khi giữa ông và tôi cách xa nhau nhiều quá, từ tuổi tác cho tới những am hiểu về cuộc sống, về các quan hệ trong xã hội. Và giữa lúc cộng đồng nơi đây chịu tác động nhiều của lối sống hiện đại, liệu những giá trị văn hoá, nét đẹp cộng đồng của người Khmer còn tồn tại được không?
Già làng Hữu Nhơn thăm bà con khu tái định cư Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. |
“Ông ấy là người rất có uy tín tại địa phương, rồi anh sẽ thấy”, ông Lê Văn Tây, Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Lộc nói. Ông nhiệt thành phân công Bí thư Chi bộ Ấp 7 dẫn tôi đi để giới thiệu với già làng.
Bí thư Chi bộ Ấp 7 Hữu Xà Rinh rất vui vẻ: “Bà con rất tin vào ông ấy, già làng ở đây. Tôi đã nhiều lần giới thiệu ông ấy với khách rồi, anh đừng lo, ông ấy rất cởi mở và am hiểu nhiều chuyện”.
Ở cộng đồng Phật giáo này, ông Hữu Nhơn là người có uy tín, được xem là "cầu nối" giữa Ðảng, chính quyền, đoàn thể với người dân. Ông vừa là Trưởng Ban Trị sự chùa Cao Dân, vừa là cựu chiến binh, Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, Chi hội phó Chi hội Chữ thập đỏ Ấp 7.
Tôi gặp ông tại khu tái định cư vừa được hoàn thành. Khu tái định cư với quy mô khoảng 10 ha cho gần 90 hộ dân sinh sống, với đầy đủ tiện nghi khiến cả tỉnh phải quan tâm học hỏi. Ông nói với tôi rằng ông năm nay 70 tuổi, 20 năm liền làm Trưởng Ban Quản trị chùa Cao Dân, ngôi chùa được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2007. Ông được bà con bầu chọn là người gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú. Ðược UBND xã Tân Lộc xác nhận là người có nhiều công lao, đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn ấp nơi đây. Ông nhiều lần được hội nghị dân cư và liên ngành Ấp 7 bầu chọn, UBND xã Tân Lộc công nhận.
"Ðể được tin yêu, người uy tín phải tuân theo các quy tắc đạo đức nhà Phật và phải có đóng góp đặc biệt cho cộng đồng. Tôi có được uy tín từ việc tuân thủ Phật pháp và hoạt động xã hội hết mình”, ông nói với tôi rồi nhìn Bí thư Chi bộ Hữu Xà Rinh, tôi biết, các quan hệ nơi đây được gắn kết bằng sự đồng lòng chăm lo cho cuộc sống người dân.
Ngôi chùa và người uy tín tại Ấp 7 từ lâu nay đã gắn bó với nhau một cách độc đáo tại cộng đồng này.
Theo anh Thạch Thanh, phóng viên Báo Dân Trí, người từng là Sư cả chùa Cao Dân, thì địa bàn này nhiều kinh, rạch xa, điều kiện đi lại, thông tin khó khăn, vai trò của người uy tín như ông Hữu Nhơn vô cùng quan trọng. Ông luôn là người nghĩ trước, làm trước, nói trước, là tấm gương cho bà con noi theo.
Ông hiểu văn hoá dân tộc mình gắn với địa bàn, lịch sử, hiểu tiếng nói của dân tộc và chủ trương, chính sách của Nhà nước. Giữa luật pháp và tập tục của đồng bào dân tộc cần phải gắn kết, vì vậy, ông luôn là "cầu nối" để các chính sách đi vào đời sống đồng bào dân tộc.
Một “già làng” khác, ông Hữu Văn Nhọ ở rạch Ðường Xuồng (ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình), tâm tình ông 63 tuổi, mặc dù thấy ông trẻ hơn. Ông sống trong ngôi nhà đẹp, có khu vườn rộng bao quanh ngay ngã ba Ðường Ðào. Ông cho tôi xem ảnh, một gia đình đề huề, hạnh phúc.
Ông nói: “Mọi người tới tìm tôi khi có xích mích với xóm giềng hoặc vợ chồng cơm không lành canh không ngọt, hoặc khi có những điều khó nói. Tôi dùng hiểu biết và uy tín của mình để khuyên giải, dàn hoà cho họ”. Anh Nguyễn Trọng Nghiêm, Trưởng ấp Ðường Ðào, cho hay, đồng bào dân tộc nói rằng ông tuy còn trẻ nhưng đạt được đầy đủ vị thế của một già làng bởi từ lâu ông đã gần gũi như ông bà, luôn dõi mắt theo cuộc sống của họ.
Năm 2013, tôi từng gặp được một “già làng”, ông Hà Văn Muôn ở kinh Kiểm Lâm (ấp Bình Minh 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời). Ðã nhiều năm qua rồi, ấy mà bây giờ ông vẫn nhớ chính xác là đã bắt tay tôi ở đâu, lúc đó ông đã nói với tôi về chuyện gì. Lần này ông kể với tôi chuyện vận động mở lộ, để từ Kinh Ðứng - Cơi 5, xe lớn vào đến sân chùa Tam Hiệp. Chuyện tuy không lớn nhưng tôi hiểu rằng, công việc của ông luôn bận rộn khi xem sổ tay được ghi chú chi chít chữ của ông.
Cuộc sống đồng bào Khmer hiện nay không còn gian khổ nữa, nhiều công trình dân sinh lớn đã đi vào đời sống của bà con. Và trong cuộc sống mới đó, lễ nghĩa, niềm tin được chăm chút, coi trọng hơn, người có uy tín có nhiều mối quan tâm hơn. Họ không chỉ quan tâm đến cái ăn, cái mặc mà còn chăm lo đến đời sống tinh thần của cả cộng đồng./.
Bài và ảnh: Sĩ Tắc