【tipvang】Trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu chuyển chu kỳ mới
Phát hành mới đã quay lại
Theo thống kê từ Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating), trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng trưởng “nóng”. Về cơ cấu phát hành, tổng giá giá trị phát hành chủ yếu các doanh nghiệp ngành bất động sản (chiếm tỷ lên 36%), ngân hàng (chiếm 31%) và xây dựng (chiếm 8%)…
Tuy nhiên, sang giai đoạn từ năm 2021 đến giai đoạn đầu 2023, thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh khi giá trị trái phiếu chậm trả gốc hoặc lãi tăng mạnh. Trong đó, nhóm bất động sản, xây dựng và tiện ích (chủ yếu là dự án năng lượng tái tạo) chiếm tỷ trọng cao nhất với lần lượt là 23,5%; 24,8%; và 21,9%.
Mặc dù vậy, cùng với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và doanh nghiệp, Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã được ban hành kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho việc khắc phục chậm trả trái phiếu khi cho phép doanh nghiệp phát hành đàm phán với trái chủ và gia hạn nợ lên đến 2 năm.
Sau khi Nghị định 08 được ban hành, việc gia hạn trái phiếu là lựa chọn khả thi nhất để các tổ chức phát hành giải quyết tình trạng chậm trả gốc và lãi cho các trái chủ. Nhiều tổ chức phát hành đã chủ động đàm phán với trái chủ để tránh rơi vào tình trạng chậm trả gốc, lãi. Tính tới cuối tháng 9, có tới 81% các tổ chức phát hành chọn cách xử lý là gia hạn thời gian đáo hạn, với thời gian gia hạn bình quân lên tới 20 tháng.
Cùng với đó, hoạt động phát hành mới cũng bắt đầu quay lại từ quý II/2023, trong đó phát hành riêng lẻ vẫn là phương thức chủ yếu và ngân hàng là nhà đầu tư chính. Tính từ tháng 6/2023 tới nay, khối lượng phát hành TPDN đã ổn định trở lại.
Chu kỳ mới sẽ bền vững hơn
Theo ông Trần Lê Minh - Tổng giám đốc VIS Rating, sau giai đoạn tăng trưởng “nóng” và điều chỉnh, thị trường TPDN của Việt Nam đã bước vào chu kỳ mới, với nhiều điều kiện cần để thị trường phát triển theo hướng bền vững hơn.
Tổng giám đốc VIS Rating cho rằng, thị trường xuất hiện điểm tích cực là số lượng trái phiếu chậm trả gốc và lãi lần đầu đã giảm dần. Đồng thời, khi giá trị trái phiếu có rủi ro cao giảm dần trong vòng 12 - 18 tháng tới.
Cụ thể, trong quý IV/2023, giá trị trái phiếu có độ rủi ro cao là 19.000 tỷ đồng; quý I/2024 còn 8.000 tỷ đồng; quý II/2024 là 13.000 tỷ đồng; quý III/2024 là 13.000 tỷ đồng; và quý IV/2024 là 9.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, quy mô thị trường TPDN đã bắt đầu ổn định từ tháng 7/2023 vừa qua.
“Toàn bộ quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2024 sẽ thiết lập kỷ luật chặt chẽ hơn đối với các bên liên quan, khôi phục niềm tin của thị trường và mở đường cho thị trường chuyển sang chu kỳ mới bền vững hơn” - ông Trần Lê Minh nói.
Còn theo ông Simon Chen - Giám đốc điều hành - Giám đốc bộ phận Xếp hạng và Nghiên cứu của VIS Rating cho biết thêm, năm 2024, thị trường TPDN sẽ có những yếu tố dẫn dắt thị trường phát triển tích cực hơn.
Theo đó, mặt bằng lãi suất ngân hàng trong xu thế giảm sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với nền lãi suất thấp hơn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ và kích cầu phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn về sản xuất kinh doanh, từ đó có dòng tiền cải thiện hoặc tăng nhu cầu huy động vốn.
Cũng theo ông Simon Chen, năm 2024, việc thực thi các quy định chặt chẽ hơn sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp kỷ luật hơn. Nhà phát hành sẽ phải công bố thông tin minh bạch hơn, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn. Cùng với đó là quy định chặt chẽ hơn chủ thể tham gia thị trường, bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn và thị trường sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
“Cùng với các quy định chặt chẽ, thị trường TPDN sẽ tăng minh bạch hơn, vừa tăng trách nhiệm đối với các tổ chức phát hành, nhưng đồng thời sẽ giúp tâm lý của nhà đầu tư cải thiện dần” - ông Simon cho nói.
Kỷ luật chặt chẽ sẽ góp phần khôi phục niềm tin "Trong năm 2024, theo kế hoạch, toàn bộ quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành và từ đó sẽ thiết lập kỷ luật chặt chẽ hơn đối với các bên liên quan, khôi phục niềm tin của thị trường và mở đường cho thị trường chuyển sang chu kỳ mới bền vững hơn” - ông Trần Lê Minh - Tổng Giám đốc VIS Rating. |
相关推荐
- Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- Người dân chủ động phòng chống sạt lở
- Bộ đội Biên phòng họp mặt đồng bào Khmer nghèo xã Khánh Tiến
- Nạn hít keo đeo bám trẻ lang thang
- Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- Chuyển hoá địa bàn ven biển
- Diễn tập ứng phó thiên tai
- Đối tượng bị truy nã đánh công an xã đã ra đầu thú