【bđ tbn】Sẽ không bắt buộc DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn 2 tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Bỏ điều kiện kinh doanh phải có vốn 2 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định đã bãi bỏ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 104 với quy định DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ.
Lý do, theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới, các DN được tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm và lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì DN phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh.
Vì vậy, theo quy định của pháp luật, DN kinh doanh đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì bên cạnh kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng có thể kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Cùng với đó, dự thảo Nghị định bỏ quy định điều kiện về vốn và điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và người lao động của các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Trong đó, dự thảo bãi bỏ điều kiện về vốn đối với DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tối thiểu là 2 tỷ đồng, cùng quy định đảm bảo điều kiện về tư pháp, năng lực chuyên môn, lý lịch tư pháp đối với người quản lý và người lao động của các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ...
Theo đó, dự thảo Nghị định thay thế chỉ quy định điều kiện phải chấp hành đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ đối với các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
DN tự thiết kế mẫu trang phục cho người lao động
Ngoài các điều khoản đã được bãi bỏ, Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Nghị định thay thế đã bổ sung nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ cho phù hợp với quy định mới. Đồng thời, bổ sung quy định về trang phục đối với nhân viên đòi nợ.
Theo đó, DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tự thiết kế mẫu trang phục cho người lao động và thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng trang phục này.
Cùng với đó, người lao động của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi thực hiện các hoạt động đòi nợ phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và có giấy giới thiệu của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo quy định khi làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Việc bổ sung các quy định này, Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của các địa phương (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An), thời gian qua vẫn xảy ra tình trạng DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tổ chức thành đoàn, tụ tập đông người với trang phục kiểu “xã hội đen, đầu gấu" để đi thu nợ, gây rối tại nơi ở, nơi sản xuất của cá nhân, tổ chức khách nợ... gây tâm lý hoang mang, cản trở kinh doanh, ảnh hưởng đến danh dự, quyền tự do của cá nhân, của tổ chức là khách nợ.
Bộ Tài chính cho rằng, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề kinh doanh khá nhạy cảm, nên việc quy định về trang phục cho người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ là rất cần thiết để tăng cường sự giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động này thông qua việc nhận diện nhân viên đòi nợ, qua đó hạn chế tình trạng tụ tập, gây rối như nêu trên.
Đồng thời, quy định trang phục cũng giúp nâng cao nhận thức của xã hội về ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng là ngành nghề hợp pháp; tạo yên tâm cho tổ chức, cá nhân khách nợ khi tiếp xúc, làm việc với những nhân viên đòi nợ có mang trang phục.
Ngoài ra, việc quy định về trang phục còn tạo ra ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hạn chế các vi phạm khi thực hiện đòi nợ, thể hiện sự chuyên nghiệp của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Không quy định thêm điều kiện mới với DN
Cũng tại dự thảo Nghị định thay thế, Bộ Tài chính cho biết sẽ trình Chính phủ không cần thiết quy định cụ thể về cơ quan chủ trì thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, mà căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành để quy định về trách nhiệm quản lý đối với từng mặt hoạt động của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo đó trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ được quy định như sau: Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Các địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đồng thời bỏ quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo định kỳ hàng năm và đột xuất.
Bên cạnh các nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, tại dự thảo Nghị định thay thế, Bộ Tài chính đã đề xuất bỏ các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lý do sửa đổi, theo Bộ Tài chính, tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, bao gồm cả hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Đồng thời, Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã có quy định xử phạt hành chính liên quan đến trang phục, biển hiệu, giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ. Các nội dung trên có tính chất tương tự như trang phục, thẻ nhân viên, giấy giới thiệu cho nhân viên của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ nên không cần thiết phải quy định thêm.
Cũng theo Bộ Tài chính, các quy định sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định không ảnh hưởng đến các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang hoạt động do dự thảo Nghị định chỉ bỏ một số điều kiện (điều kiện về vốn, điều kiện về tiêu chuẩn đối với cán bộ trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ), không quy định thêm điều kiện mới đối với DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Đối với các nội dung quy định mới (bổ sung trang phục cho cán bộ trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ), các doanh nghiệp thực hiện theo các quy định mới, không cần các quy định chuyển tiếp./.
Nguyễn Phượng
下一篇:Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
相关文章:
- Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- Cao tốc Bắc Giang
- Kết quả bóng đá: Real gây thất vọng, Bayern hủy diệt Tottenham 7
- Đề xuất ấn định quy mô vốn tối thiểu dự án PPP
- Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- Xây cầu thay phà Cát Lái, nối Đồng Nai và TP.HCM
- Ngã rẽ mới của Dự án metro số 1 Hà Nội
- Đảm bảo tiến độ xây dựng đường cao tốc Bắc
- Chuyên Gia AI
- Giải xe đạp đường trường quốc gia: Bình Dương giành 9 huy chương các loại
相关推荐:
- Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- Giải bóng đá chào mừng 20 năm tái lập Dầu Tiếng
- FDI 6 tháng 2019 chỉ bằng 90,8% so với cùng kỳ 2018
- Danh mục dự án mời gọi đầu tư vào TP.HCM năm 2019
- Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- Đà Nẵng “chi vốn” gỡ rối tình trạng tắc nghẽn giao thông trước bến xe trung tâm
- Bundesliga, FC Koln
- Công nghệ VAR chưa thể áp dụng tại V
- Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- Thái Lan sử dụng sân bóng của trường đại học để tiếp Việt Nam
- Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- Đoàn tàu metro Bến Thành
- Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024