【truc tiep nha cai】Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá tra “khát vốn”

La liga 2025-01-10 18:48:23 54
Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra kỳ vọng khởi sắc từ nhiều thị trường lớn Khơi thông và phát triển thị trường xuất khẩu cá tra
Chế biến cá tra philê xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Đầu tư phát triển đa quốc gia (Tập đoàn Sao Mai). 	Ảnh: TTXVN
Chế biến cá tra philê xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Đầu tư phát triển đa quốc gia (Tập đoàn Sao Mai). Ảnh: TTXVN

Càng sản xuất càng lỗ

Theo các doanh nghiệp, trong nửa đầu năm, ngành chế biến, xuất khẩu cá tra gặp khó khăn lớn nhất. Bà Trần Thị Vân Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang cho rằng, đã tham gia ngành cá tra 20 năm, nhưng năm 2023 là năm khó khăn nhất, vất vả hơn cả giai đoạn đại dịch Covid-19 và đợt khủng hoảng năm 2008. Tăng trưởng ngành cá tra sụt giảm trung bình hơn 40%, thậm chí có doanh nghiệp sụt giảm nhiều hơn, có thể sẽ không trụ được.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 873 triệu USD, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo bà Loan, giá cá tra sau đại dịch tăng cao. Trước kia giá thành nuôi cá tra không quá 21.000 đồng/kg, nay chi phí đầu vào đều tăng, nên giá thành tăng lên 28.000-29.000 đồng/kg. Với mức giá cao này, nhiều thị trường không chấp nhận, đổi sang dùng thực phẩm rẻ hơn. Ngoài chi phí đầu vào tăng, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự biến động về giá nhanh nhất của cá tra trong giai đoạn vừa qua là việc siết tín dụng, lãi suất cao. Nhiều doanh nghiệp sử dụng tiền vay lớn nên khi nguồn tín dụng không dồi dào dẫn tới áp lực phải bán hàng ra để cứu dòng tiền, trong khi lãi suất tăng, chi phí tài chính tăng.

Cùng nêu nguyên nhân trên, ông Hà Văn Tính, Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành cho rằng, mức tiêu thụ cá tra tại thị trường lớn đều giảm mạnh, trong khi doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền, các khoản vay phải trả với lãi suất cao trong khi chi phí dầu vào tăng. Để giữ đơn hàng, thị trường, doanh nghiệp phải giữ giá thành. Giá nguyên liệu bán ra tại thời điểm đầu tháng 6/2023 xoay quanh 27.000 đồng/kg. Như vậy, doanh nghiệp chịu lỗ 3.000 đồng/kg; phần chế biến lỗ 6.000 đồng/kg.

“Sụt giảm kéo dài, ngành cá tra càng sản xuất càng lỗ”- ông Võ Đông Đức, Tổng giám đốc, Công ty CP XNK Thủy sản Cần Thơ nhận xét và cho rằng, giá nguyên liệu đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ giảm liên tục dẫn đến nuôi càng nhiều càng lỗ, khiến doanh nghiệp và người nuôi chựng lại không dám đầu tư sản xuất. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của ngành cá tra và có nhiều tín hiệu rủi ro. Từ nay đến cuối năm 2023, dù vẫn có những tín hiệu hồi phục nhẹ, nhưng không đủ bù đắp lại sự gia tăng của giá thành nuôi và lượng tồn kho.

Ngóng dòng vốn ưu đãi

Theo phân tích của VASEP, giá trị XK cá tra sang một số thị trường chính trong tháng 6/2023 đang dần thu hẹp khoảng cách với giá trị mà ngành đạt được trong cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá tra Việt Nam trong tháng 6/2023 đạt 143 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) mức giảm đã thu hẹp. Nếu như tháng 4/2023 giảm 66%, tháng 5/2023 giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022, sang tháng 6 mức này thu hẹp chỉ còn 15%. Đất nước tỷ dân này luôn đứng top đầu thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam. Sự thu hẹp khoảng cách này có thể coi là một trong những dấu hiệu tốt cho ngành XK cá tra. Tương tự, giá trị XK cá tra sang Mỹ trong tháng 5/2023 giảm 53% và tháng 4/2023 giảm 66%, sang tháng 6/2023 mức giảm rút xuống còn 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để tận dụng được cơ hội thị trường trong thời gian tới, cũng như duy trì sản xuất xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn về thị trường, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra mong muốn được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Mới đây, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam "Nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản". Ngày 14/7/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 5631/NHNN-TD, hướng dẫn ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản có vốn tín dụng khoảng 15.000 tỷ đồng, thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, thấp hơn tối thiểu từ 1-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn.

Theo các doanh nghiệp, việc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất vay 1- 2% và cấp hạn mức nới thêm sẽ là hỗ trợ quan trọng để các doanh nghiệp ngành lâm, thủy sản - vốn phải dành chi phí lớn để vận hành kho bãi, bảo quản hàng tồn kho "dễ thở" hơn. Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tăng thu mua nguyên liệu, vừa giúp chính doanh nghiệp ổn định nguồn nguyên liệu để chế biến, trữ hàng phục vụ xuất khẩu trong các quý tiếp theo, vừa giúp nông dân yên tâm tiếp tục nuôi trồng giữ vững chuỗi sản xuất, sẵn sàng cho đến khi các thị trường nhập khẩu phục hồi sức mua.

“Điều quan trọng tiếp theo là chương trình phải được các ngân hàng triển khai nhanh chóng với các thủ tục đơn giản và tường minh nhất. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp mong cơ quan chức năng chung tay có giải pháp hỗ trợ khơi thông thị trường đầu ra và các chính sách phải được áp dụng đồng bộ. Như vậy, doanh nghiệp thủy sản mới sớm tiếp cận được gói hỗ trợ để được tiếp thêm sức vượt qua thời điểm khó khăn này”- bà Kim Thu, chuyên gia thị trường của VASEP mong muốn.

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/928c791230.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session

Bạn muốn hẹn hò tập 953: Bị từ chối hẹn hò vì câu nói về 'con riêng, con ruột'

Thứ trưởng Bộ Tài chính tiếp Chủ tịch US Eximbank

Trao giải Nhân tài Đất Việt 2016

Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn

Bão số 9 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Tổng cục Thuế tạm dừng 150 công trình xây dựng

Cặp đôi kết hôn ở tuổi 96, tình yêu bắt đầu từ sở thích chơi bi

友情链接