发布时间:2025-01-26 07:25:01 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Câu chuyện “ân xá” để giúp công khai hóa tài sản (tham nhũng) mà chuyên gia Nguyễn Trần Bạt chia sẻ với phóng viên đã được ông Phan Đăng Tuất nhắc tới đầy phấn khích trong bài phát biểu của mình giữa hội nghị Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mới đây.
Ông bảy tỏ: Tôi rất tâm đắc với quan điểm của chuyên gia này. “Ân xá cho các khoản tiền sẵn có là cách tốt nhất để lôi nhà đầu tư nội vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp”,ủtịchSabecoủnghộânxákinhtếthứ hạng của gil vicente ông chủ Sabeco nhấn mạnh trước hội nghị có hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp lớn do Thủ tướng chủ trì.
Ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Sabeco.
Trao đổi thêm với phóng viên sau hội nghị, vị chủ tịch từng nhiều năm làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết thêm, không chỉ có Ấn Độ thời Indira Gandi thực hiện chính sách này mà Tổng thống Nga Putin cũng đã và đang áp dụng. Theo đó, Nhà nước Nga có những khế ước với các nhà tài phiệt, rằng tài sản của họ sẽ không bị Nhà nước tịch biên nếu họ tung tiền đầu tư vào nền kinh tế.
“Việt Nam cũng vậy, đang có một dòng tiền rất lớn vẫn lẩn khuất đâu đó bên chúng ta. Không có ân xá thì họ không dám tung ra để đầu tư vào sản xuất đâu”, ông chủ Sabeco nhận định.
Ông Tuất cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khát vốn, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sắp diễn ra tấp nập thì phải coi ông chủ của dòng tiền đang lẩn khuất này là những “cổ đông chiến lược”. Thay vì chúng ta đi kỳ vọng vào những nhà đầu tư nước ngoài đang chực chờ để thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Ông nói: "Phải huy động được các nhà đầu tư nội này là cách tốt nhất. Như vậy, vừa bảo vệ được các nhà đầu tư trong nước, vừa kiểm soát được nhà đầu tư nước ngoài".
Theo thống kê của ông, trong 10 năm lại đây, khi mua bán, sáp nhập diễn ra sôi động thì số thương hiệu mạnh của Việt Nam đã bị mất đi rất nhiều, điển hình là Tribeco, doanh nghiệp nước giải khát làm mưa làm gió một thời. “Ngành bia của tôi cũng đã có ba thương hiệu bị thâu tóm. Thật xót xa bởi số thương hiệu mất đi lớn hơn nhiều số thương hiệu mạnh có thêm. Mà một đất nước chỉ mạnh khi có nhiều thương hiệu mạnh”, ông Tuất chia sẻ.
Trở lại với câu chuyện ân xá cho dòng tiền đang lẩn khuất, ông Tuất cho biết Sabeco rất cần huy động vốn từ nhà đầu tư nội. “Nhà đầu tư chiến lược không chỉ của Bia Sài Gòn mà của Vietnam Airlines, của nhiều doanh nghiệp lớn khác phải là những người đang giấu nhiều tiền, cất nhiều vàng chứ không phải là những công nhân hay nông dân”, ông Tuất khẳng định.
Theo ông, khi lấy được tiền của những ông chủ lớn đầu tư vào nền kinh tế, đổ vào cổ phần hóa cũng chính là cú hích với phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
“Ví dụ khi tôi bỏ tiền vào Vietnam Airlines thì thay vì đi Air France, thay vì đi Thai Airways tôi sẽ bay của Vietnam Airlines. Còn nếu anh mua cổ phiếu Sabeco thì khi bỏ 10 đồng vào uống bia Sài Gòn sẽ có nửa đồng chảy về túi anh, thay vì uống bia ngoại thì chả có đồng nào chảy về”, ông giải thích.
"Vấn đề khi cổ phần hóa không hẳn nằm ở giá bán mà quan trọng nữa là kích thích người Việt mua cổ phần. Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thì phải khế ước với họ, rằng mua bao nhiêu cũng phải giữ lại thương hiệu Việt", ông nói.
Theo VNE
相关文章
随便看看