【phạt góc】Sản xuất gạch “tắc” đầu ra
Hữu Phước
BPO - Như Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã có nhiều tin,tắcphạt góc bài, phóng sự phản ánh từ 5 tháng trước đây, do suy thoái kinh tế nên ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là sản xuất gạch ngói giảm đơn hàng, với mức bán chỉ đạt từ 30-40%. Đầu ra khó nên phần lớn nhà máy sản xuất gạch chỉ hoạt động cầm chừng chờ thị trường khởi sắc trở lại. Nhưng các tháng cuối năm, thực tế lại ảm đạm hơn rất nhiều. Đến nay, phần lớn cơ sở sản xuất gạch đã ngưng hoạt động và đang gồng gánh hằng ngày để giữ chân người lao động.
Trung bình mỗi ngày, Cơ sở sản xuất gạch Hòa Hiệp, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản sản xuất từ 30.000-50.000 viên gạch nung, loại từ 2-4 lỗ, tạo việc làm cho 30 lao động. Tuy nhiên, do thị trường xây dựng “đóng băng” nên việc tìm đầu ra cho gạch nung là bài toán vô cùng khó. Anh Nguyễn Văn Hoàng, chủ cơ sở cho biết: 5 tháng trước, đầu ra của gạch khoảng 30-40%; thời gian gần đây chỉ bán lai rai được 10%, chủ yếu là cung ứng cho các công trình phụ; còn công trình xây dựng quy mô lớn, tiêu thụ nhiều gạch hầu như không có. Ngoài ra, địa bàn tỉnh còn có nhiều nhà máy gạch không nung khác cũng cung ứng. Đầu ra khó nên để giữ chân người lao động, cứ 2 tháng thì cho sản xuất nửa tháng để hỗ trợ tiền gạo, sinh hoạt phí cho công nhân…
Mái che nhà máy sản xuất gạch Phước Hải, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản bị đổ sập nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa
Cơ sở sản xuất gạch nung lớn nhất ở thị trấn Tân Khai là Cơ sở sản xuất gạch Phước Hải với 2 nhà máy, quy mô khoảng 100.000 viên/ngày. Tuy nhiên, cả 2 nhà máy đã ngưng hoạt động nhiều tháng nay. “Hầu như không có nhà đầu tư xây dựng nên không ai hỏi mua gạch. Gạch ế ẩm không còn chỗ chất, chứa nên phải ngưng hoạt động. Vừa qua, mưa gió lớn làm sập mái che nhà máy nhưng cũng không có kinh phí sửa chữa” - anh Hoàng Văn Minh, chủ Cơ sở sản xuất gạch Phước Hải than thở.
Tại xã Thanh Lương, thị xã Bình Long - nơi có 7 cơ sở sản xuất gạch nung cũng trong hoàn cảnh tương tự. Chủ cơ sở sản xuất gạch Trung Nghĩa là ông Phạm Văn Mùi cho biết, nếu bán được thì mỗi ngày sản xuất 50.000-70.000 viên gạch nung từ 2-4 lỗ, thấp hơn thì 10.000-20.000 viên. Tuy nhiên, 2 tháng nay đầu ra gặp khó nên không sản xuất được viên gạch nào. Bởi sản xuất ra không còn chỗ chất gạch.
Cơ sở sản xuất gạch Trung Nghĩa, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long hết chỗ chứa vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm
Đó cũng là thực trạng chung của 35 cơ sở sản xuất gạch nung xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thực trạng này rất hiếm xảy ra từ hàng chục năm nay. Điều đáng nói là mỗi cơ sở sản xuất gạch nung có từ 30-50 công nhân, người lao động làm việc, ăn ở tại chỗ từ nhiều năm nay. Nếu ngưng sản xuất thì các chủ cơ sở cũng phải tìm mọi giải pháp hỗ trợ để giữ chân người lao động. Bởi đây là những lao động có thâm niên, lành nghề, lực lượng không thể thiếu trong các dây chuyền sản xuất và nếu cho nghỉ thì họ cũng khó kiếm được việc làm trong thời buổi khó khăn như hiện nay.
Ngoài ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, giá gạch nung cũng hạ đến mức thấp nhất với 550 đồng viên gạch 4 lỗ, trọng lượng 1,2kg/viên, chỉ bằng 50% so với thời điểm đầu năm 2022. Theo các chủ cơ sở sản xuất gạch, nếu giảm nữa thì thua lỗ nặng, bởi các loại chi phí khác tăng cao, đặc biệt là giá nguyên liệu đốt lò. Bởi vậy, các cơ sở sản xuất gạch nung đang trông chờ thị trường xây dựng sôi động, khởi sắc trở lại mới hy vọng cứu được mình và người lao động trong bối cảnh hiện nay.
“Giá gạch đã xuống đến mức thấp nhất, nên giờ giảm nữa thì thua lỗ nặng do giá đầu vào tăng cao và đầu ra thì rất khó khăn. Bây giờ chỉ hy vọng thị trường phát triển trở lại. Để giữ chân người lao động, trước mắt lấy nguồn vốn tích trữ hỗ trợ họ, bí quá thì nhờ đến ngân hàng. Cùng với đó cho sản xuất cầm chừng để tạo việc làm, đồng thời tìm thuê các mảnh đất rộng để chứa gạch” - anh Nguyễn Văn Hoàng, chủ Cơ sở sản xuất gạch Hòa Hiệp, thị trấn Tân Khai chia sẻ.