您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【lịch bóng đá nha】Vì sao cần ưu tiên phòng, chống dịch cho khu công nghiệp, nhà máy?

Nhận Định Bóng Đá479人已围观

简介Diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm caoTheo báo cáo của cơ quan chức năng, trong ngày 30/5, Việt ...

Diễn biến phức tạp,ìsaocầnưutiênphòngchốngdịchchokhucôngnghiệpnhàmálịch bóng đá nha nguy cơ lây nhiễm cao

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong ngày 30/5, Việt Nam ghi nhận thêm 251 ca mắc mới, trong đó 250 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (124), Hồ Chí Minh (59), Bắc Ninh (43) Hà Nội (18) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Hải Dương (1), Đà Nẵng (1). Luỹ kế đến 18h ngày 30/5, Việt Nam có tổng cộng 5.604 ca ghi nhận trong nước và 1.503 ca nhập cảnh. Riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 4.034 ca.

Trong các tổng số ca nhiễm, đã có hàng nghìn ca phát hiện tại các khu công nghiệp (chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh), đặc biệt trong các khu nhà trọ khu công nghiệp vẫn còn số lượng lớn F1, F2. Đơn cử như tại Bắc Giang số F1 là 13.173 trường hợp; F2 là 61.341 trường hợp. Còn tại Bắc Ninh, tổng số các trường hợp F1, F2 là 37.012 (tính đến 26/5).

Để tránh lây nhiễm, trên cả nước đã có hàng nghìn đơn vị hành chính cấp xã, thôn, huyện đã thực hiện giãn cách, trong đó từ 0h ngày 31/5, thành phố lớn nhất cả nước là Hồ Chí Minh cũng thực hiện giãn cách trong 15 ngày.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, với biến chủng mới, virus Sart covid nguy hiểm hơn, phát tán nhanh hơn, đặc biệt có nhiều trường hợp không có biểu hiện dịch tễ như ho, sốt… vì vậy nguy cơ lây nhiễm là rất cao, đặc biệt ở các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), cụm công nghiệp và các nhà máy sản xuất trên cả nước – vì nơi đây có môi trường làm việc kín, thuận lợi cho virut lây lan nhanh.

Các con số trên cho thấy nguy cơ mức độ nguy hiểm của Covid-19 còn rất lớn và nếu không có biện pháp kiểm soát tốt, hoặc ý thức kém của một số cá nhân có thể gây ra một sự lây lan lớn trong cộng đồng vì sự tương tác giữa những người làm trong khu công nghiệp với cộng đồng dân cư rất gần và ngược lại; sự di chuyển giữa các địa phương với nhau cũng rất dễ dàng.

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 29/5 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra nguyên nhân dẫn tới đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số địa phương, cơ quan, đơn vị khi chưa có dịch thì ung dung, chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhưng khi có dịch thì lúng túng, bị động, hoang mang, lo sợ, không nắm chắc, đánh giá đúng tình hình để có các biện pháp phù hợp; một bộ phận nhân dân còn thiếu ý thức, mất cảnh giác, không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Vì sao cần ưu tiên chống dịch cho khu công nghiệp, nhà máy?
Đảm bảo phòng chống dịch trong các nhà máy, xí nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Tác động đến nền kinh tế

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay, trên địa bàn cả nước đã có cả nước có 370 KCN được thành lập (bao gồm 328 KCN nằm ngoài các KKT, 34 KCN nằm trong các KKT ven biển, 8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) tại 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vốn đầu tư của dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế đạt khoảng 27,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016 - 2019. Trong giai đoạn 2016-2019, khu công nghiệp, khu kinh tế nộp Ngân sách nhà nước trên 400 nghìn tỷ đồng.

Các KCN cũng đã tạo ra việc làm cho hơn 3,8 triệu lao động trực tiếp, chiếm khoảng 7% lực lượng lao động của cả nước.

Tại một số địa phương, tỷ lệ thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn KCN, KKT chiếm khoảng trên 60% tổng thu Ngân sách nhà nước của địa phương như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hải Phòng...

Đơn cử như tại Bắc Ninh hiện có 10/16 KCN tập trung đã di vào hoạt động. Các KCN Bắc Ninh đã sử dụng 331.604 lao động. Còn tại Bắc Giang, hiện có 6 KCN, sử dụng khoảng 133.000 lao động. Giá trị xuất khẩu 9 tháng 2020 đạt khoảng 5,1 tỷ USD (tương đương so với cùng kỳ năm 2019); giá trị nhập khẩu đạt khoảng 4,75 tỷ USD (giảm 0,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019).

Hay như Hà Nội có 9/17 KCN, khu chế xuất và khu công nghệ cao đã đi vào hoạt động Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là 161.896 người. Các KCN, khu chế xuất đã tạo ra khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Tại Bình Dương, đến nay đã có 29/31 KCN đi vào hoạt động, các KCN đã tạo việc làm cho 472.461 lao động trong các doanh nghiệp (DN), trong đó 87% là lao động ngoài tỉnh. Hằng năm, các DN trong KCN đạt doanh thu khoảng 32,5 tỷ USD và đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 719 triệu USD.

Đáng chú ý, hầu hết các dự án FDI đều nằm trong các KCN, KKT, sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao và nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp của khối FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn. Năm 2020, khu vực FDI đóng góp 202,89 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm tỷ trọng 71,7%.

Nêu ra như vậy để thấy rằng nếu không có nhận thức đúng, chủ quan lơ là, nhất là các tỉnh chưa có dịch và đưa ra các biện pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả thì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 là rất lớn, tác động cực kỳ nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Vì sao cần ưu tiên chống dịch cho khu công nghiệp, nhà máy?
Tăng cường xét nghiệm cho các công nhân, người lao động (ảnh minh hoạ)

Nâng cao ý thức trách nhiệm

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch ngoài cộng đồng, cần tập trung cho các , KKT, các nhà máy, xí nghiệp…bởi lẽ nếu khối này bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam – 1 yếu tố đóng góp quan trọng của tăng trưởng kinh tế, gia tăng nguồn lực cho xã hội mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trên thực tế, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hàng chục, hàng trăm cuộc họp bằng nhiều hình thức khác nhau để chỉ đạo phòng chống dịch với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, trong đó có chú trọng đến các khối sản xuất. Mục tiêu lớn nhất của Chính phủ hiện nay là đảm bảo tính mạng cho toàn thể công dân và người đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam; Đồng thời vẫn phải đảm bảo mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, không để đứt gãy nguồn cung.

Trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, cũng đã nêu rõ: Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, doanh nghiệp phải tập trung bảo vệ sức khỏe cho công nhân, người lao động; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người lao động, doanh nghiệp, nhà nước và cùng chia sẻ khó khăn chung. Tổ chức công đoàn các cấp chủ động tham gia tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy sản xuất vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công nhân, người lao động; Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, các nhà máy xí nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội... có đủ điều kiện có thể nghiên cứu, thực hiện cách ly tập trung tại chỗ theo đúng các quy định để vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hòa, hợp lý hiệu quả.

Cùng vào cuộc với Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Y tế, Công Thương đã có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để phòng chống dịch nói chung và trong các KCN, KKT, nhà máy nói riêng.

Nhưng hơn hết, lúc này rất cần tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý, doanh nghiệp và ý thức của mỗi công dân, mỗi công nhân, người lao động hiện đang làm việc tại các KCN, KKT, nhà máy xí nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chung tay, chủ động bảo vệ công nhân, người lao động thông qua việc nghiêm túc nguyên tắc 5K và chủ động tiêm vắc xin. Có như vậy, chúng ta mới khống chế thành công đợt dịch lần thứ 4 và thực hiện được mục tiêu kép mà Chính phủ đã đề ra.

Tags:

相关文章