【bình định vs slna】Bác sĩ tại TPHCM không còn phải lo tìm thuốc hiếm trong ca trực cấp cứu
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:59:59 评论数:
Sở Y tế TPHCM hôm nay (4/9) bắt đầu triển khai ứng dụng tra cứu thuốc cấp cứu,ácsĩtạiTPHCMkhôngcònphảilotìmthuốchiếmtrongcatrựccấpcứbình định vs slna nhằm tạo ra một hệ thống thông tin liên kết giữa các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn.
Hệ thống này sẽ giúp theo dõi, cập nhật và điều phối các loại thuốc cấp cứu, từ đó hỗ trợ bệnh viện trong việc tiếp cận nhanh chóng loại thuốc cần thiết khi đối mặt với những ca khẩn cấp.
Trước mắt, từ tháng 9, Sở triển khai thực hiện cập nhật dữ liệu tồn kho thuốc cấp cứu hiện có của một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của thành phố (sản, nhi, nhiễm, huyết học…). Trong thời gian tiếp theo, Sở sẽ tiếp tục mở rộng sự tham gia chia sẻ dữ liệu, sử dụng phần mềm với các bệnh viện bộ ngành và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn.
Trước đây một tháng, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc hóa chất gây tím tái toàn thân, được chuyển về từ Bệnh viện huyện Bình Chánh. Trong đó, 1 người phải mở nội khí quản, bị kích thích vật vã, da xanh tái; 1 người thở oxy qua mặt nạ, tím môi, đầu chi.
Các dấu hiệu lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc Methemoglobin, tiếp tục được hồi sức tích cực, thở máy và cần được truyền tĩnh mạch bằng thuốc đặc trị Blue Methylene. Tuy nhiên, Blue methylene là thuốc quý hiếm, đã từ lâu không sẵn có tại tủ thuốc cấp cứu của các bệnh viện.
Sau khi được thông báo khẩn, Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương đã liên hệ ngay đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Có 8 ống Blue Methylene được chuyển đến ngay trong đêm. Sau khi được truyền thuốc, tình trạng tím tái của các bệnh nhân được cải thiện.
Ngộ độc Methemoglobin là tình trạng nhiễm các chất khiến cơ thể không thể vận chuyển oxy đi nuôi các mô, bệnh nhân trở nên tím tái, đòi hỏi cấp cứu khẩn cấp. Nếu ngộ độc ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Từ những trường hợp thực tế này, Sở Y tế nhận định nhu cầu chia sẻ thông tin về thuốc cấp cứu để phục vụ công tác điều phối thuốc giữa các cơ sở y tế là hết sức cần thiết.
Việc đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời và đầy đủ, đặc biệt là những loại thuốc cấp cứu đặc trị theo từng chuyên khoa là một yêu cầu mang tính sống còn cho hoạt động cấp cứu. Đặc biệt, trong bối cảnh những loại thuốc hiếm có nhu cầu sử dụng thấp, chi phí rất cao, khan hiếm khiến các bệnh viện không có đủ tất cả các loại thuốc cấp cứu thì ứng dụng này là giải pháp thiết thực.
Bên cạnh việc triển khai phần mềm nói trên, trong khi chờ Bộ Y tế triển khai mô hình các kho dự trữ thuốc quý hiếm, Sở Y tế sẽ đề xuất UBND TPHCM cho phép xây dựng một cơ số dự phòng cho các loại thuốc cấp cứu thuộc danh mục hiếm. Mục tiêu là đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời với các tình huống cấp cứu khẩn cấp trên địa bàn.