【bóng đá kẹo nhà cái】Kiến giải cho bài toán hút du khách quốc tế
时间:2025-01-25 11:50:06 出处:World Cup阅读(143)
VHO - Golf và di sản có một mối liên hệ thú vị,ếngiảichobàitoánhútdukháchquốctếbóng đá kẹo nhà cái đặc biệt khi môn thể thao này được tích hợp vào các bối cảnh di sản văn hóa và thiên nhiên, tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo. Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình này.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây là tín hiệu tích cực, nhưng thời gian lưu trú trung bình của du khách lại ngắn, gây ảnh hưởng đến tổng doanh thu và hiệu quả phát triển du lịch. Khi so sánh với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan hay Indonesia, sự khác biệt này trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể, thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam chỉ khoảng 8-9 ngày, thấp hơn so với Thái Lan (10-14 ngày) và Indonesia (12-14 ngày). Thu hút khách du lịch golf là phương án hữu hiệu để tăng thời gian lưu trú lẫn tổng doanh thu cho ngành du lịch. Và làm sao thu hút khách du lịch golf? Kết hợp giữa golf và di sản là ý tưởng thật hấp dẫn.
Vị trí đắc địa phát triển thể thao golf
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón 13 triệu khách du lịch quốc tế, bao gồm 1,5 triệu khách du lịch golf, chiếm 11,54%. Chưa có số liệu cụ thể nhưng theo báo cáo từ VisitScotland (2023), mỗi golfer quốc tế chi tiêu trung bình 700 bảng Anh/ngày, tương đương khoảng 22,5 triệu đồng/ngày, cao gấp 2,5 lần khách du lịch quốc tế thông thường, hoặc câu chuyện được chia sẻ tại tọa đàm về việc một nhóm 4 tỉ phú đô-la đến Việt Nam chơi golf trong 2 ngày và chi tới 30.000 USD. Từ đó có thể phần nào hình dung tiềm năng to lớn của khách du lịch golf.
Cần nhấn mạnh, lượng khách này dự kiến sẽ đến Việt Nam đông đảo hơn nữa trong thời gian tới dựa trên nhiều xu hướng. Đầu tiên, sau đại dịch, du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Cũng hậu Covid-19, xu hướng du lịch thể thao đã phát triển mạnh mẽ, với sự gia tăng của các hoạt động du lịch mang tính trải nghiệm, trong đó golf là một trong những môn thể thao được ưa chuộng nhất. Xu hướng thứ ba cần đề cập đến là châu Á đang dẫn đầu thị trường golf toàn cầu, với Việt Nam nổi lên như một điểm đến hàng đầu. Từ năm 2019 đến 2023, Việt Nam liên tục được World Golf Award bình chọn là “Điểm đến golf tốt nhất thế giới” và “Điểm đến golf tốt nhất châu Á”.
Ngoài ra, đây là kết quả của việc chú trọng phát triển môn thể thao lẫn du lịch golf tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Trong Quy hoạch hệ thống du lịch giai đoạn 2021- 2030, golf được xem là loại hình du lịch nổi trội, mang lại giá trị cao. Hiện nước ta sở hữu hơn 100 sân golf và dự kiến tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới. Mới đây, ngày 28.11, dấu mốc quan trọng trong việc phát triển du lịch golf tại Việt Nam được thiết lập thông qua lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao và Công ty TNHH 54 Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm “Kết nối di sản và thể thao golf: cơ hội và thách thức” do Sở VHTT tỉnh Ninh Bình, Công ty CP Truyền thông đối ngoại Việt Nam phối hợp với Báo Văn Hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng đưa ra nhận định: “Việt Nam nằm gần các thị trường golf lớn và có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới như Hàn Quốc và Nhật Bản, hai trong những thị trường golf quan trọng nhất của châu Á. Vị trí này giúp dễ dàng thu hút khách du lịch golf từ các quốc gia láng giềng. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, hay Indonesia, chi phí chơi golf tại Việt Nam thường thấp hơn đáng kể, trong khi chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng vẫn đạt tiêu chuẩn cao cấp. Đây là một lợi thế lớn để thu hút các golfer quốc tế đến trải nghiệm”.
Mối liên hệ thú vị giữa golf và di sản
Tuy đang phát triển mạnh nhưng golf tại Việt Nam cũng có những trở lực nhất định. Chẳng hạn như mức thuế cao (20%), thiếu sự quan tâm từ các công ty lữ hành, sản phẩm còn đơn điệu, nhân lực chưa đủ đáp ứng và khâu truyền thông còn chưa hiệu quả… Như TS Nguyễn Anh Vũ, Tổng Biên tập Báo Văn Hóa chỉ ra rằng hoạt động truyền thông chủ yếu thông qua kênh truyền thống, thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp trên các nền tảng số.
Kết hợp giữa golf và di sản là một nỗ lực nhằm thu hút và phát triển môn thể thao này tại Việt Nam. Cần nhấn mạnh, golf và di sản có mối liên hệ thú vị, đặc biệt môn thể thao cao cấp này thường được tích hợp vào bối cảnh di sản văn hóa và thiên nhiên, tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo. Nhiều sân golf trên thế giới được thiết kế nằm giữa các khu vực thiên nhiên nổi bật, có giá trị di sản. Tiêu biểu như sân golf Fuji Classic, nép mình ngay chân núi Phú Sĩ, biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc hay St. Andrews Links, sân golf nổi tiếng với lịch sử hơn 600 năm, được xây dựng ngay trong lòng thị trấn cổ kính St. Andrews, Scotland, quê hương của môn thể thao này.
Tại buổi Tọa đàm, NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL cũng đánh giá việc phát triển du lịch golf tại Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có di sản văn hóa, là hướng đi chiến lược để thu hút khách du lịch quốc tế. Sự kết hợp giữa thể thao golf và các yếu tố văn hóa di sản sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch có tính bền vững, thu hút những đối tượng du khách có chi tiêu cao và ở lại lâu hơn. Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở VHTT Ninh Bình cho biết, mục tiêu của sản phẩm “Golf di sản” là kết hợp hài hòa giữa môn thể thao golf và các di sản văn hóa, thiên nhiên tại địa phương, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và bảo tồn di sản.
Golf và di sản có mối liên hệ hai chiều: Golf được phát triển trong các bối cảnh di sản để tôn vinh giá trị thiên nhiên và văn hóa, trong khi chính môn thể thao này cũng góp phần bảo tồn và quảng bá những di sản đó. Kết hợp golf và di sản là một chiến lược thông minh để thu hút khách du lịch quốc tế, thúc đẩy kinh tế, đồng thời bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa và thiên nhiên. Và kết luận tại Tọa đàm, Giám đốc Sở VHTT Ninh Bình cũng thừa nhận: “Để tối ưu hóa tiềm năng này, cần có những chính sách hỗ trợ về thuế, chiến lược truyền thông hiệu quả và sự kết nối mạnh mẽ giữa các thành phần trong ngành du lịch. Việc tổ chức các sự kiện golf quốc tế và đẩy mạnh truyền thông sẽ giúp Việt Nam khẳng định vị thế là điểm đến golf hàng đầu khu vực và thế giới”.
上一篇: Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
下一篇: Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- Cả nước ghi nhận gần 2.000 ca mắc mới, 3 bệnh nhân tử vong
- Bé trai 2 tuổi nghi bị bạo hành ở TP.HCM chưa thể xuất viện
- Sữa tiểu đường Gluzabet vi phạm quy định quảng cáo, không nên mua
- Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- Nhiều trẻ Hà Nội trở nặng, phải hỗ trợ hô hấp vì RSV, đến viện phải nằm ghép
- Bộ Giao thông vận tải "Trả lại tên" cho trạm thu phí
- Hủy thầu quốc tế cao tốc Bắc
- Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn