发布时间:2025-01-27 17:31:40 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Huy động hơn 2 triệu tỷ đồng
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 31/7/2018, giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã đạt gần 100% GDP. Trong đó, thị trường cổ phiếu đạt mức gần 80% GDP, vượt mục tiêu Chính phủ đặt ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đến 2020 (là 70%); thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) có quy mô niêm yết đạt 21,2% GDP.
Tính từ đầu năm 2000 đến tháng 6/2018, TTCK đã giúp doanh nghiệp và Chính phủ huy động hơn 2,1 triệu tỷ đồng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, Chính phủ đã huy động được hơn 1,6 triệu tỷ đồng; doanh nghiệp đã huy động được 551 nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Đánh giá về kết quả này tại Diễn đàn Tài chính 2018, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, TTCK bắt đầu song hành với thị trường tín dụng ngân hàng, bổ sung hỗ trợ hiệu quả cho nhau để giải quyết bài toán về nguồn vốn tổng thể cho tăng trưởng kinh tế, trong đó thị trường tín dụng tập trung vào nhu cầu vốn ngắn và trung hạn, TTCK tập trung xử lý nhu cầu vốn trung và dài hạn.
Theo ông Sơn, tỷ lệ vốn hoá đạt gần 80% GDP có thể coi là sự phát triển “nhanh và vượt bậc”. Ngoài quy mô vốn, nhiều doanh nghiệp lớn mang tính tiêu biểu của nền kinh tế, năng lực quản trị của các doanh nghiệp này đã được cải thiện rõ rệt.
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn. Cùng với đó, số lượng các nhà đầu tư là các tổ chức, các quỹ đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam đã tăng cao, chính vì thế, TTCK phát triển nhanh và bền vững.
Câu hỏi đặt ra cần được giải đáp lúc này là có cần điều chỉnh mục tiêu, hay có giải pháp lộ trình nào để hướng tới mục tiêu nêu trên dựa trên nền tảng thị trường vốn lành mạnh?
Tôn trọng quy luật thị trường
Thực tế, trong thời điểm hiện nay, Chính phủ đã nỗ lực hoàn thiện thể chế tài chính, thị trường vốn, trong đó có xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ công, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động,… tuy nhiên nền kinh tế của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Đó là việc Ngân hàng Trung ương Mỹ điều chỉnh lãi suất gây áp lực lên tỷ giá, lãi suất và dịch chuyển vốn của toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng thương mại tác động đến chuỗi cung ứng và tình trạng nợ công, biến động tỷ giá, thị trường vốn của một số nước có thể tác động tới Việt Nam.
Theo ông Vũ Bằng - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chính phủ đã nhìn nhận rõ những thách thức đặt ra và năm 2019 chắc chắn sẽ điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để hoạch định bước đi rõ ràng hơn.
Đối với TTCK, theo ông Bằng, phương châm đặt ra là phải kết hợp phát triển giữa chiều rộng và chiều sâu, phát triển nhanh và bền vững; phải tôn trọng các quy luật thị trường, các nguyên tắc thị trường. Các biện pháp hành chính sẽ “bóp nghẹt” thị trường và ảnh hưởng tới việc khơi thông dòng vốn. Do đó, các cơ quan quản lý phải lưu ý để khơi thông nguồn vốn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Cùng với đó, việc tái cấu trúc thị trường vốn phải được đặt trong tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế và tài chính; mở rộng quy mô thị trường vốn; mạnh dạn giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã cổ phần hoá; mở rộng hơn nữa thị trường cổ phiếu,…
Đóng góp thêm giải pháp, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, cần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn thay bằng việc phụ thuộc vào các ngân hàng như hiện nay, gây hệ lụy lớn, nợ xấu ngân hàng tăng cao, gây bất ổn do dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.
Cũng theo ông Dương, thời gian tới, hệ thống thông tin về trái phiếu doanh nghiệp sẽ được xây dựng thông qua Cổng thông tin chứng khoán. Qua đó, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin về phát hành, về đầu tư, là bước tiến mới để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động và giảm thiểu rủi ro.
相关文章
随便看看