【kết quả lượt đi cúp c2 châu âu】Kiến nghị xử lý 60 dự án bất động sản là đúng thẩm quyền, đối tượng
Chiều 17/5,ếnnghịxửlýdựánbấtđộngsảnlàđúngthẩmquyềnđốitượkết quả lượt đi cúp c2 châu âu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì họp báo, thông báo về những nội dung nổi bật của Hội nghị Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp (DN) lần thứ 2 diễn ra cùng ngày.
Một năm không thanh tra, kiểm toán DN quá một lần
Thông tin về Hội nghị, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá đây là cuộc gặp mặt quy mô lớn nhất của Thủ tướng với cộng đồng DN từ trước tới nay. Đặc biệt, tham dự hội nghị phần lớn là các DN nhỏ và vừa, DN tư nhân. Điều này thể hiện một cách chủ động quyết tâm của Thủ tướng cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, sắp xếp, đổi mới DNNN, phát triển kinh tế tư nhân.
Sau Hội nghị hôm nay, từ 3h, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng chủ trì một hội nghị, cùng với các bộ, các cơ quan, các hiệp hội để xây dựng một Chỉ thị mạnh mẽ, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ. Dự thảo Chỉ thị dài 11 trang, tổng hợp lại trên 60 nhiệm vụ giao cho các bộ, UBND các tỉnh thực hiện. Đồng thời, ngay trong khi Thủ tướng chủ trì buổi gặp mặt với DN, Thủ tướng đã ký Chỉ thị về tránh việc thanh, kiểm tra chồng chéo của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, của các cơ quan thanh tra bộ, ngành, địa phương. Chỉ thị nhằm khắc phục tình trạng DN bị thanh tra, kiểm tra nhiều lần, gây khó khăn cho hoạt động như đã được phản ánh.
“Quan điểm của Chỉ thị là trong 1 năm không thanh tra DN quá một lần hoặc kiểm toán quá 1 lần”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Theo đó, thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, TP là đầu năm phải phê duyệt kế hoạch thanh tra các DN trong phạm vi địa bàn, thẩm quyền của Chủ tịch tỉnh quản lý.
Nếu phát hiện có sự thanh kiểm tra chồng chéo, DN có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giải quyết, nếu không có thể kiến nghị lên các cơ quan cao hơn. Khi các cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu trong Chỉ thị của Thủ tướng, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ xử lý theo quy định pháp luật, người đứng đầu địa phương đó sẽ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
Buổi họp báo diễn ra chiều ngày 17/5. Ảnh: H.Y |
Sớm thay thế một số quyết định về đất của DN cổ phần hoá
Tại họp báo, đại diện Bộ Tài chính cũng đã trả lời câu hỏi của các phóng viên quan tâm về việc kiến nghị thanh tra 60 dự án liên quan tới cổ phần hóa. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, vấn đề này Bộ Tài chính thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng là Bộ Tài chính cùng các bộ rà soát tình trạng sử dụng đất của DN cổ phần hóa, báo cáo Thủ tướng và kiến nghị giải pháp. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ Tài chính đã rà soát theo thời điểm từ 1/7/2014 đến hết 2016, tức là thời điểm thực hiện Luật Đất đai 2013.
Qua rà soát, Bộ Tài chính đưa ra 2 kiến nghị. Thứ nhất, theo nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiểm tra, thanh tra tình trạng sử dụng đất trên địa bàn TPHCM, Bộ Tài chính đã đề nghị cho phép chuyển danh sách 60 dự án đó sang cho TTCP tham khảo để chọn ra các đối tượng rủi ro để thực hiện thanh tra, kiểm tra và được Chính phủ chấp nhận.
Kiến nghị thứ hai là trong số 60 dự án, có các dự án có dấu hiệu vi phạm so với Điều 118 Luật Đất đai năm 2013, gây bức xúc trong dư luận. Do đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh dừng những dự án đang thực hiện (không phải tất cả các dự án).
Như vậy, việc Bộ Tài chính báo cáo là theo yêu cầu của Chính phủ và theo chức năng nhiệm vụ, kiến nghị đó là đúng đối tượng vi phạm thì cần phải có biện pháp ngăn chặn và khắc phục, đại diện Bộ Tài chính khẳng định.
Ngoài ra, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết đồng tình với 4 kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TPHCM tại Hội nghị. Đó là đề nghị Chính phủ sớm thay thế Quyết định 09, 80, 86 về việc sử dụng đất của các DN trong quá trình cổ phần hóa để không thất thoát, bảo đảm được đúng mục tiêu của quy định pháp luật. Hai là đề nghị Chính phủ sửa đổi Luật Đất đai về cơ chế định giá đất và cơ chế đấu thầu giá đất.
Thứ ba là kiến nghị cho các chủ đầu tư mặc dù vi phạm nhưng vẫn được tiếp tục xây dựng, nhưng với cam kết phải thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng các nghĩa vụ theo thanh tra, kiểm tra. Kiến nghị cuối cùng là trong trường hợp đó vẫn bảo đảm quyền lợi của người mua hàng vì bản thân người mua hàng mua theo giá thị trường nhưng nhà đầu tư mua giá phi thị trường để bán giá thị trường, nên chênh lệch đó không thể bắt người tiêu dùng chịu, mà phải bắt nhà đầu tư chịu.
“4 kiến nghị này đúng pháp luật, đúng thực tiễn và phù hợp với kiến nghị của Bộ Tài chính”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết./.
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Phát hiện chuyện ngoại tình của bố chồng, con dâu nhờ cộng đồng mạng gỡ rối
- ·Yên Bái: 4 người trong một gia đình bị thảm sát khi đi làm nương
- ·Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Niềm tự hào Nhật Bản
- ·Ngành ngân hàng sẽ hỗ trợ an sinh xã hội Quảng Trị 100 tỷ đồng
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 880: Cặp bố mẹ đơn thân yêu xa, cho cơ hội tìm hạnh phúc mới
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Sôi động ngày hồng Pink Day lần đầu tiên tại Lễ hội Hoa đào xứ Lạng
- ·Đàn ông ngoại tình sẽ đổ lỗi lên 2 thứ này trên người của vợ mình
- ·Cô dâu huỷ đám cưới vì chú rể say khướt 'bất tỉnh nhân sự'
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·8X mê khâu vá và những chiếc chăn chần bông sinh động hút mắt người xem
- ·Thông qua nghị quyết thành lập Sở Du lịch Hà Nội
- ·Tận dụng hiệu quả từng ngóc ngách của phòng tắm
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Ưu đãi cước viễn thông cho hộ nghèo, cận nghèo