Tội phạm ma túy tiềm ẩn nguy cơ cả 3 tuyến Hợp tác quốc tế phòng,ầnđẩymạnhphốihợptrêntrậntuyếnphòngchốngtộiphạmmatúbxh fifa mới nhất chống ma túy ngày càng hiệu quả Hải quan triển khai Tháng cao điểm phòng, chống ma túy |
Ông Phan Quốc Đông, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan phát biểu tại Hội nghị phối hợp trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy cấp TW quý II/2024. Ảnh: H.Nụ |
Xin ông cho biết tình hình hoạt động của tội phạm ma túy hiện nay?
Hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy đang diễn ra rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu, trong đó, tình trạng vận chuyển trái phép chất ma túy qua tuyến đường biển và đường hàng không có xu hướng tăng cao. Bên cạnh đó, các chất hướng thần (NPS) tăng sau nhiều năm ổn định, trong đó 87 chất mới được báo cáo đã có mặt trên thị trường kể từ sau năm 2021.
Trong 7 tháng đầu năm, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển phát hiện, bắt giữ 205 vụ với 240 đối tượng, tang vật thu được gồm 1,39 tấn ma tuý các loại, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 77 vụ. |
Trong khi đó, việc áp dụng chính sách tạo thuận lợi thương mại với cơ chế quản lý hải quan thông thoáng đối với các hoạt động XNK, XNC trên các tuyến đang khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành địa bàn thuận lợi để tội phạm ma tuý lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma tuý xuyên quốc gia.
Tại tuyến biên giới đường bộ, tội phạm thường thực hiện các hành vi gia cố phương tiện vận tải để cất giấu ma túy; ngụy trang, cất giấu ma túy trong hàng hóa, hành lý, trong các đồ dùng cá nhân, trong người; thuê cư dân biên giới, phụ nữ, lao động làm thuê, thất nghiệp hoặc giả làm hành khách nước ngoài đi tham quan, du lịch để vận chuyển ma túy.
Trên tuyến hàng không, chuyển phát nhanh, các đối tượng thường lựa chọn vận chuyển ma túy qua các cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng từ các nước châu Âu, châu Mỹ. Trong đó, có sự chuyển dịch từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ra sân bay quốc tế Nội Bài sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vào phía Nam với các loại ma túy tổng hợp, các loại tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, cần sa.
Tuyến đường biển cũng được đánh giá là tuyến trọng điểm, tiềm ẩn nguy cơ xuất lậu, nhập lậu chất ma túy, các loại tiền chất có chứa chất gây nghiện, chất hướng thần không có giấy phép của cơ quan chức năng dưới danh nghĩa hàng kinh doanh. Thời gian gần đây, xuất hiện trở lại tình trạng ma túy trôi dạt trên biển với số lượng lớn tại vùng biển, đã đặt ra yêu cầu các lực lượng chức năng phải áp dụng đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả nhiều biện pháp nghiệp vụ.
Cơ quan Hải quan đã triển khai những giải pháp nào để công tác phòng chống tội phạm ma túy đạt hiệu quả tối đa, thưa ông?
Trước tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, thông qua kênh hợp tác quốc tế, Hải quan Việt Nam thực hiện hiệu quả hoạt động trao đổi thông tin, nghiệp vụ; hỗ trợ xác minh, xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch tăng cường đấu tranh phòng, chống ma túy trong lĩnh vực hải quan, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống và kiểm soát ma túy, tiền chất trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác song và đa phương với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các quốc gia khác.
Từ đầu năm đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành 11 cảnh báo nghiệp vụ về những phương thức, thủ đoạn mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trong toàn Ngành.
Song song với việc trang bị cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, lực lượng Hải quan cũng đã quan tâm, tập trung trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm soát hải quan như: máy soi hành lý, hàng hoá, máy soi container, máy soi phương tiện vận tải, ống nhòm, vũ khí, công cụ hỗ trợ…; máy phát hiện ma túy, chó nghiệp vụ, va ly thuốc thử.
Đặc biệt, lực lượng Hải quan đã tích cực phối hợp với các lực lượng Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển trao đổi thông tin, tình hình diễn biến, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm ma túy tại các địa bàn, khu vực, hoạt động của các đường dây, ổ nhóm, đối tượng phạm tội về ma túy liên quan đến địa bàn phụ trách của từng lực lượng; thông tin về đối tượng phạm tội ma túy đang bị truy nã; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy.
Theo ông, những khó khăn, hạn chế, vướng mắc nào thường gặp phải trong công tác phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy?
Tính chất, hoạt động của tội phạm ma túy phức tạp, các đối tượng có thể di chuyển qua nhiều địa bàn, thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều lực lượng. Do đó, nếu các lực lượng không có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, bám sát địa bàn, làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trao đổi thông tin kịp thời thì rất dễ bỏ lọt tội phạm hoặc khi phá án sẽ không thể “bóc gỡ” sạch đường dây tội phạm.
Đáng chú ý, hiện số lượng hàng XNK được kiểm soát qua cửa khẩu rất lớn, lực lượng Hải quan phải thực hiện đồng thời các mục tiêu vừa tạo cơ chế quản lý hải quan thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, XNK, XNC vừa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện việc mua bán, vận chuyển ma túy qua cửa khẩu, tạo nên những thách thức ngày càng lớn đối với công tác đấu tranh với tội phạm ma túy của lực lượng Hải quan và các lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, trong công tác trao đổi thông tin nghiệp vụ, tuy cơ quan Hải quan đã phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch đấu tranh giữa các lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma túy nhưng tại một số cấp, đơn vị chưa thực sự chủ động, chưa được quan tâm thực hiện từ xa, từ sớm và xuyên suốt, thống nhất trong quá trình thực hiện.
Để công tác đấu tranh với tội phạm ma túy đạt kết quả cao hơn, theo ông, các lực lượng chuyên trách cần phải thực hiện phối hợp với nhau như thế nào?
Để nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò, thế mạnh của từng lực lượng trong quá trình phát hiện, bắt giữ cũng như xử lý các vụ việc, vụ án, chuyên án liên quan đến ma túy, các lực lượng cần thống nhất quy định về trình tự thực hiện và trách nhiệm của mỗi bên khi phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm bắt giữ đối tượng và tang vật ma túy.
Thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, nghiệp vụ trinh sát và các kiến thức, kỹ năng thiết yếu trong triển khai công tác kiểm soát ma túy, tiền chất, cách thức xử lý tình huống nghiệp vụ xảy ra trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; nâng cao kỹ năng nhận biết vật thể qua hình ảnh từ máy soi hàng hóa, hành lý, từ đó đúc rút kinh nghiệm, phương pháp tiến hành đạt hiệu quả cao; tăng cường xây dựng, triển khai các kế hoạch nghiệp vụ điều tra cơ bản chung của các lực lượng trên từng tuyến, địa bàn trọng điểm; đẩy mạnh tham gia các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ xác minh, tăng cường kiểm soát ma túy, tiền chất.
Tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù và đầu tư trang thiết bị chuyên dụng cho các lực lượng chuyên trách làm công tác phòng chống ma tuý. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy nâng cao nhận thức cho nhân dân, cộng đồng DN..., đặc biệt tập trung tại các địa bàn biên giới, cửa khẩu, các điểm “nóng” về tội phạm ma túy.
Xin cảm ơn ông!